Mặc dù tiếng Đức có những từ cơ bản giống tiếng La tinh nhưng nó còn khá mới và xa lạ so với người Việt Nam. Hãy cùng Trung tâm gia sư WElearn tìm hiểu kỹ hơn về bảng chữ cái tiếng Đức, các nguyên tắc để phát âm tiếng Đức và các câu thông dụng để giao tiếp trong tiếng Đức nhé!
1. Giới thiệu bảng chữ cái tiếng Đức
Tiếng Đức và tiếng Đức đều là chữ Latinh nên việc học chúng không quá khó. Hơn nữa, có khoảng 70% chữ cái tiếng Đức có cách phát âm giống Tiếng Việt nên bạn sẽ không phải quá lo lắng về việc nếu không học tốt tiếng Anh có học được tiếng Đức không
Bảng chữ cái tiếng Đức tổng cộng có 30 ký tự chính, trong đó có 26 ký tự giống tiếng Anh và thêm 4 kí tự đặc biệt là: ä; ö; ü và ß.
Các chữ cái của bảng chữ cái tiếng Đức được đọc như sau:
- A: được phát âm là y như chữ a trong tiếng Việt
- B: phiên âm là [be:] và phát âm gần giống từ con bê trong tiếng Việt
- C: phiên âm là [tse:], không đọc là xê và để phát âm chữ cái này đúng thì bạn phát âm chữ t và s thật nhanh rồi sau đó đọc thêm âm ê.
- D: phiên âm [de:] và được phát âm là đê.
- E: phiên âm [e:] và được phát âm là ê.
- F: phiên âm [ɛf] và được phát âm gần giống ép. Tuy nhiên, để có thể phát âm đúng âm này thì bạn phải cắn hàm răng trên vào môi dưới và đưa hơi ra.
- G: phiên âm [ge:], chữ g ở đây được phát âm gần tương tự âm gh trong tiếng Việt. Thế nên, chữ cái này được phát âm tương tự như chữ ghê.
- H: phiên âm [ha:] và được phát âm là ha.
- I: phiên âm [i] và được phát âm như âm i dài.
- J: phiên âm [jɔt] và được phát âm gần giống chữ giót của Việt Nam. Tuy nhiên, khi đọc thì bạn phải cắn hai hàm răng lại với nhau và đồng thời bật âm t để phát âm chữ t ở cuối.
- K: phiên âm là [ka:] và được phát âm là ka. Chữ k được phát âm gần giống với chữ c trong tiếng Việt. Tuy nhiên, k ở trong tiếng Đức là âm được phát ra từ họng nên đây là một âm bật hơi.
- L: phiên âm là [ɛl], đọc gần giống với êl. Khi phát âm chữ L thì bạn phải uốn đầu lưỡi của mình chạm vào hàm răng trên.
- M: phiên âm [ɛm] và đọc gần giống với em. Để đọc chữ cái này thì bạn nên đóng kín hai môi lại khi phát âm.
- N: phiên âm [ɛn] và đọc gần giống chữ ừn của tiếng Việt
- O: phiên âm [o:] và đọc là ô
- P: phiên âm [pe:] và phát âm là pê. Tuy nhiên, đây là một âm bật nên bạn phải mím hai môi lại với nhau để bật ra âm p. Khi học phát âm thì bạn hãy để tờ giấy trắng ở trước mặt. Khi bạn phát âm đúng thì tờ giấy cũng sẽ chuyển động.
- Q: phiên âm [ku:] và đọc là ku.
- R: phiên âm [ɛʁ] và phát âm gần giống r tiếng Việt. Để phát âm đúng thì bạn hãy tưởng tượng rằng mình đang súc miệng và nhớ là phải uốn lưỡi, rung cổ họng nhé.
- S: phiên âm [ɛs] và phát âm gần giống chữ với s trong tiếng Việt.
- T: phiên âm [te:] và phát âm gần giống như chữ t trong tiếng Việt. Tuy nhiên, để đọc chữ này thì bạn phải cắn hai hàm răng, sau đó bật âm mạnh ra.
- U: phiên âm [u:] và đọc là u.
- V: phiên âm [faʊ] và đọc là fao.
- W: phiên âm [veː] và đọc là vê.
- X: phiên âm [ɪks] và đọc là íksờ
- Y: phiên âm [‘ʏpsilɔn] và đọc là úpsilon
- Z: phiên âm là [t͡sɛt] và đọc như sét trong tiếng Việt. Tuy nhiên khi đọc bạn phải đọc âm t và s thật nhanh với nhau, nghĩa là từ này sẽ được phát âm là tsét.
Ngoài ra, còn 4 chữ cái đặc biệt của tiếng Đức là:
- Ä: Chữ cái này được phát âm là e dài → đọc âm ê sau đó mở rộng miệng hơn để phát âm chữ e nhé.
- Ö: Nhiều bạn phát âm chữ này là uê. Nhưng như thế là không đúng. Thế nên, bạn hãy đọc chữ e đầu tiên. Lúc này, khi thấy vị trí của đầu lưỡi nằm ở hàm răng bên dưới thì bạn hãy giữ nguyên và phát âm luôn âm ô.
- Ü: Bạn hãy đọc âm i trước, sau đó giữ nguyên vị trí của các bộ phận đồng thời phát âm âm u thật nhanh.
- ß: Phiên âm [ ɛs’t͡sɛt ] và được đọc là es-tsét.
2. Cách phát âm bảng chữ cái tiếng Đức
Nguyên âm ngắn và nguyên âm dài:
A- Laute
Đối với âm A có 2 cách phát âm
- Âm A được phát âm dài [a:] khi:
-
- Nó đứng trước h: Sahne, Hahn ..
- Nó là âm tiết mở: Hase, Abend, …
- Gấp đôi aa: Waage, Paar
- Âm A được phát âm ngắn [a] khi:
-
- Nó đứng trước phụ âm đôi, hoặc ck: Jacke, wann, Tasse ..
- Nó đứng trước âm tiết đóng: Lampe, Apfel,
- Âm tiết mở: Âm tiết được kết thúc bởi nguyên âm ( a, o, u, i, e).
- Âm tiết đóng: kết thúc bởi phụ âm, ở từ Lampe thì âm tiết đóng là m.
E- Laute
Đối với âm E có 2 cách phát âm
- E phát âm dài [e:] như ê khi:
-
- Nó đứng trước h: sehen, Ehe ..
- Nó đứng trước một phụ âm: Weg, reden, …
- Gấp đôi e: Tee, See, …
- Âm e ngắn [ɛ] như e khi:
-
- Nó đứng trước phụ âm đôi: Betten, retten …
- Âm e ở cuối từ thường được đọc như âm ờ trong tiếng Đức: Suppe, Tasse, Sahne
Ä – Laute
- Được phát âm [ɛ] như e khi: Nó đứng trước nguyên âm đôi hoặc ck: Bäcker, kämmen.
- Được phát âm [ɛ:] như ê khi: Nó đứng trước h: nähen, wählen …
I – Laute
- Được phát âm dài [i:] khi:
- Nó là âm tiết mở: Kino, Igel, ..
- ie hoặc ieh cũng được phát âm như [i:]: sieben, Miete,
- Nó đứng trước h: Ihnen, ihr, …
- Được phát âm ngắn [i] khi: Nó đứng trước phụ âm đôi hoặc 2 phụ âm: bitte, immer, dick, …
O- Laute
Được phát âm [o:] như ô khi:
- Đứng trước 1 phụ âm hoặc là âm tiết mở: wo, Ofen, Not, Brot …
- Đứng trước h: belohnen, Wohnung …
- Gấp đôi o: Zoo, Boot …
Được phát âm là [ɔ] như o khi:
- Đứng trước phụ âm đôi: Zoll, voll …
- Là âm tiết đóng hoặc o đứng trước 2 phụ âm: oft, Wort, …
U – Laute
- Được phát âm dài [u:] khi:
- Đứng trước h: Uhr, Huhn,
- Là âm tiết mở hoặc đứng trước ch hay 1 phụ âm: Tuch, rufen, Ruf, ..
- Được phát âm ngắn [ʊ] khi: Đứng trước 2 phụ âm hoặc là âm tiết đóng: unten, Gruppe, Suppe …
Ö – Laute:
- Được phát âm dài [ø:] khi:
- Nó là nguyên âm mở: hören, lösen, Löwe …
- Đứng trước h: Höhle, Möhre …
- Được phát âm ngắn [œː] khi: Nó đứng trước nguyên âm đôi: Löffel, können, …
Ü – Laut
- Được phát âm dài [y:] khi:
- Nó đứng trước một nguyên âm hoặc h: Tür, kühl, Bemühung …
- Y đứng trước 1 phụ âm được phát âm là [y:]: Typ, Physik …
- Nó là âm tiết mở: Hüte, üben …
- Được phát âm ngắn [Y] khi:
- Y đứng trước 2 phụ âm: Gymnasium, Gymnastik …
- Nó trước ck hoặc 2 phụ âm: glücklich, ausfüllen …
Diphthonge
- Các cặp nguyên âm sau sẽ được phát âm [ai] – ai trong tiếng Việt:
- ei, ai, ey, ay
- Ví dụ: meinen, Mais, Meyer, Bayern …
- Các cặp nguyên âm sau sẽ được phát âm [au] – au trong tiếng Việt:
- au, ao
- Ví dụ: Kakao, Haus, blau, …
- Các cặp nguyên âm sau sẽ được phát âm [ɔy] – oi trong tiếng Việt:
- eu, äu
- Ví dụ: heute, Häuser, …
Cách phát âm CH
- CH được phát âm [x] như kh trong tiếng Việt khi đứng sau: a, u, o, au.
- Ví dụ: doch, nach, Buch…
- CH được phát âm [ç] như ch nhẹ khi đứng sau: e, i, ä, ö, ü, l, y, eu, äu, m,n.
- Ví dụ ich, echt, gleichfalls …
- CH được phát âm [ç] với một số từ sau:
- Ví dụ China, Chemie, Chirurg …
- CH được phát âm [k] với một số từ sau
- Ví dụ Chaos, Charakter, Christ, Chor, …
- CH được phát âm [ʃ] với từ mượn từ tiếng Pháp
- Ví dụ: Chance, Chef, Champignon, Champagner, Branche, …
- CH được phát âm k khi đứng trước s.
- Ví dụ: sechs, Fuchs, …
Cách phát âm Sch, St, Sp
- Sch được phát âm [ʃ]: tròn môi như khi hôn và đẩy hơi mạnh ra ngoài, cách phát âm gần giống chữ x trong tiếng Việt.
- Ví dụ: Schule, Fleisch, schön …
- Sp được phát âm [ʃp]: giống như phát âm Sch nhưng thêm âm bật p nữa
- Ví dụ: Sport, spielen, springen…
- St được phát âm [ʃt]: tròn môi sau đó cắn hai hàm răng lại và bật mạnh âm t .
- Ví dụ Stadt, stehlen, stellen,…
Cách phát âm các phụ âm
- b ở cuối từ sẽ được phát âm bật giống như p
- Ví dụ: Staub, Lob, …
- d ở cuối sẽ được phát âm như t
- Ví dụ: Fahrrad, Abend, …
- v ở cuối được đọc như âm f
- Ví dụ: aktiv, Dativ, Genitiv …
- S ở đầu được đọc gần giống dzờ, còn ở cuối là s.
- Ví dụ: Sonne, Haus, ….
- g ở cuối sẽ được phát âm như k.
- Ví dụ: Tag, weg, Krieg …
- ng: đọc như âm ng ở tiếng Việt
- Ví dụ, với động từ springen, ta sẽ không đọc là sprin-gen mà là spring-en.
- Âm g ở đây không được bật âm.
- nk được đọc là ng-k → tách n và k với nhau, bật âm khi k đứng cuối
- Ví dụ: schminken, trinken, Geschenk, …
- Qu sẽ được đọc là [kw]: Giống như đọc kv trong tiếng Việt
- Ví dụ, từ bequem sẽ không được đọc là bê- quêm mà là bê-kvêm.
- V sẽ được đọc là [f] khi đứng đầu trong từ.
- Ví dụ: Vater, versehen, Vieh.
- v sẽ được đọc là [v] trong từ mượn
- Ví dụ: Vase, Visum …
- w sẽ được phiên âm [v]
- Ví dụ wohnen, Wohnung, wer …
- Các cặp phụ âm chs, ks và gs cũng như phụ âm đơn x sẽ được phiên âm là [ks]
- Ví dụ: links, Text, wachsen …
- h đứng đầu sẽ được phát âm và trở thành âm câm khi đứng sau một nguyên âm dài
- Ví dụ, động từ sehen được phát âm là se-en thôi. Bởi e ở là nguyên âm dài.
- z sẽ được phát âm là [ts]: cắn răng và bật mạnh âm t, sau đó đẩy hơi dài ra qua kẽ hở, giống như cách phát âm chữ s tiếng Việt.
- Ví dụ zeigen, ziehen …
3. Một số lưu ý về cách phát âm trong tiếng Đức
- Các nguyên âm gồm: a, i, u đọc giống như tiếng Việt. Chữ e đọc là “ê” và chữ o đọc là “ô”
- Các nguyên âm bị biến đổi.
- ä phát âm như “a-e” → âm e bẹt.
- ö phát âm lai như “ô-uê. Miệng tròn vành khi phát ra âm.
- ü như “uy”. Tuy nhiên vẫn giữ miệng chữ u khi nhả chữ.
- Các phụ âm tiếng Đức phát âm khác tiếng Việt là:
- G đọc là “Gê” hay P đọc là “Pê”
- Chữ f đọc là “ép-f”. Âm cuối f nhả nhẹ
- Chữ “h” đọc là “ha”
- L đọc là “e-l”. Âm l cuối uốn lưỡi.
- N đọc là “e-n”. Âm cuối ngậm “n”
- T phát âm là “thê”. âm “ê” dài
- J đọc là “giot”. Tương tự chữ “gi” trong tiếng Việt
- Q đọc là “kh-cu” rất nhanh
- R giống như “e-r”. Âm “R” cuối vẫn ngậm trong miệng.
- V đọc lai như “Phao-Phau”.
- W đọc là “Vê”
- Y đọc là “uýp-xi-loong”
- Các chữ cái khi đi với nhau tạo thành hợp âm mới.
- ei/ ai/ ay: Đọc là “ai”. Ví dụ Bayern – “Bai-ền”
- äu/ eu/ oi:đọc là “oi”. Ví dụ äußern – “oi-xền”
- en ở cuối. Âm này hơi lai giữa: “ền-ờn”. Ví dụ: machen là “mác-khền” hoặc mác-khờn”
- sch: đọc là “s” rất nặng
- ch: Đọc là “khờ” nếu đứng đầu hoặc sau các chữ cái a, o, u. Ch đọc là “ch” hoặc “x” nếu đứng sau các âm còn lại.
- qu: đọc là “kv” – quadrat: /cờ-va-đrát/
- ur/ uhr: đọc là “ua”
- i/ ie/ ieh/ ih: đọc là “i” như trong tiếng Việt
- ier/ ir/ ihr: đọc là “ia”
- Âm cuối của chữ trong bảng chữ cái tiếng Đức phải luôn được phát âm
- Ví dụ như: machst – âm cuối “st”: vẫn phải phát âm nhẹ.
4. Một số câu giao tiếp đơn giản
A: Cuộc hội thoại giữa Michael & Brian
- Hallo Michael. Wo wohnst du?
- Guten Tag Brian. Ịch wohne in Berlin
- Mit wem wohnst du zusammen?
- Ich wohne nur alleine. Wohin gehts du jetzt?
- Ich komme nach Hause. Und du?
- Ich gehe zur Arbeit. Ach, ich bin spät, muss jetzt gehen. Tschüss
- Auf wiedersehen.
B: Laura và Sussane cùng nói chuyện
- Guten Tag, Sussane
- Hallo Laura
- Wie geht`s
- Danke gut, und dir?
- Auch nicht schlecht
- Was bist du von Beruf?
- Ich bin Doktorin. Und du?
- Ich arbeite bei einer technischen Firma in Hamburg.
5. Một số phương pháp học phát âm tiếng Đức hiệu quả
5.1. Lặp đi lặp lại nhiều lần
Giống như khi học các ngôn ngữ khác, học tiếng Đức cũng cần lặp đi lặp lại nhiều lần.
Khi lặp đi lặp lại nhiều lần, bạn sẽ quen được với cách phát âm và cũng dần chỉnh được cách phát âm cho giống người bản địa hơn.
Ngoài ra, bạn cũng có thể quan sách cách uốn lưỡi, nhấn nhá của người bản địa để học theo.
Phát âm càng nhiều, bạn sẽ càng nhận ra những lỗi sai của mình và có sự điều chỉnh hợp lý nhất.
5.2. Học với từ điển
Từ điển là thứ không thể thiếu của dân học ngôn ngữ. Nó như một cuốn sách “quyền lực”, giúp các bạn cân hết mọi thứ.
Trong từ điển có sẵn cách phát âm cũng như nghĩa của từ. Do đó, bạn vừa có thể học từ vựng, vừa có thể học được cách phát âm sao cho chuẩn
5.3. Thường xuyên nghe tiếng Đức
Nghe thật nhiều để quen với giọng đọc của người Đức. Thông qua việc luyện nghe, bạn cũng có thể sẽ nắm được cách phát âm chuẩn và học theo.
Trên Youtube có rất nhiều chương trình để học nghe, bạn có thể nghe các chương trình báo đài, thời sự của nước Đức hoặc xem phim để cải thiện.
Ngoài ra, bạn có thể học tiếng Đức bằng cách nghe thụ động, nghe bất cứ lúc nào ở bất cứ đâu: lúc ăn, lúc ngủ, lúc trên xe bus,…
5.4. Nghe băng ghi âm
Ngoài những cách trên, bạn cũng có thể luyện nói tiếng Đức bằng cách nghe, phát âm theo và ghi âm lại cách phát âm của mình. Sau đó nghe lại băng ghi âm để xem mình phát âm sai chỗ nào và sửa cho đúng.
Như vậy, bài viết đã tổng hợp cho bạn Những Điều Phải Biết Khi Học Bảng Chữ Cái Tiếng Đức. Hy vọng những kiến thức mà WElearn chia sẻ có thể giúp bạn hiểu biết nhiều hơn về tiếng Đức.