? Trung tâm gia sư WElearn chuyên giới thiệu, cung cấp và quản lý Gia sư.
? Đội ngũ Gia sư với hơn 1000 Gia sư được kiểm duyệt kỹ càng.
? Tiêu chí của chúng tôi là NHANH CHÓNG và HIỆU QUẢ. NHANH CHÓNG có Gia sư và HIỆU QUẢ trong giảng dạy.
Bảng tính tan trong nước của các axit, bazo, muối là một “bảo bối” quan trọng của dân hóa. Bảng này giúp các bạn phân biệt độ tan của các chất. Hãy cùng tìm hiểu kỹ hơn về bảng tính tan trong nước của các axit, bazo, muối thông qua bài viết dưới đây nhé!
>>>> Xem thêm: Gia sư môn Hóa
Các hợp chất khi ở trong nước sẽ có các chất tan và chất không tan, có chất tan ít, có chất tan nhiều.
Tính tan của một số axit, bazo, muối
Độ tan (kí hiệu là S) của một trong nước là số gam chất đó hòa tan trong 100 gam nước để tạo thành dung dịch bão hòa ở một nhiệt độ xác định.
Độ tan của chất rắn trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ. Hầu hết trong các trường hợp khi nhiệt độ tăng thì độ tan cũng tăng theo. Tuy nhiên, cũng có một số trường hợp đặc biệt khi nhiệt độ tăng độ tan lại giảm.
Độ tan của chất khí trong nước phụ thuộc vào nhiệt độ và áp suất. Độ tan của chất khí trong nước sẽ tăng, nếu ta giảm nhiệt độ và tăng áp suất
S = mct /mdm
Trong đó:
Bảng tính tan là bảng dùng để nhận biết một chất có tan trong nước hay không. Các chất đó thường là muối, bazo hoặc axit. Trong bảng tính tan sẽ có 3 trạng thái: tan, không tan, ít tan.
Bảng tính tan hóa học chuẩn sẽ biểu diễn trạng thái tan hay không tan của một chất ở nhiệt độ 25,15 °C (hoặc 293.15 °K) dưới áp suất là 1 atm.
Trong đó:
Tên hợp chất + tính tan
Ví dụ:
Bazo | Màu sắc |
Mg(OH)2 | Trắng |
Cu(OH)2 | Xanh lam |
Al(OH)3 | Keo trắng |
Zn(OH)2 | Trắng |
Pb(OH)2 | Trắng |
Cr(OH)3 | Lục xám |
Mn(OH)2 | Hồng nhạt |
Fe(OH)2 | Trắng xanh |
Fe(OH)3 | Nâu đỏ |
Màu của các chất
Thông qua bảng tính tan, ta biết được độ tan của các chất trong nước, chất kết tủa, chất bay hơi hoặc cả những chất không tồn tại trong dung dịch. Từ đó có thể dùng nó để nhận biết trong đời sống hoặc làm các bài tập liên quan
Dấu hiệu chung: Làm quỳ tím chuyển xanh.
Một số cách khác:
Dấu hiệu chung: Làm quỳ tím hóa chuyển đỏ
Một số cách khác:
Phương pháp nhận biết: Nhận biết thông qua tính tan của oxit
Cách thực hiện: Lấy mẫu thử và hòa tan từng oxit vào nước → chia thành nhóm các oxit tan và không tan
Phương pháp giải: Sử dụng bảng tính tan hóa học hoặc các gợi ý ở phần trước.
Ví dụ:
Hãy nhận biết 4 lọ mất nhãn đựng 4 loại dung dịch sau: NaCl, NaOH, Na2CO3, NaNO3.
Giải:
PTHH: NaCl + AgNO3 -> NaNO3 + AgCl (kết tủa)
PTHH: Na2CO3 + HCl -> NaCl + H2O + CO2 (khí)
Phương pháp giải:
Ví dụ: Chỉ dùng thêm một chất thử duy nhất (tự chọn) hãy nhận biết 4 dung dịch đựng trong các lọ mất nhãn sau: Na2CO3, Na2SO4, H2SO4 và BaCl2.
Giải:
PTHH: Na2CO3 + H2SO4 -> Na2SO4 + H2O + CO2 (khí)
PTHH: BaCl2 + H2SO4 -> BaSO4 (kết tủa) + 2HCl
Axit (xem ở cột ion H+ và anion gốc axit tương ứng). | Đều tan. | H2SiO3 |
Bazo (xem ở hàng ion OH– và các cation tương ứng). | Không tan. | LiOH, NaOH, KOH, Ca(OH)2, Ba(OH)2, NH4OH. |
Muối liti Li+ Muối natri Na+ Muối kali K+ Muối amoni NH4+ | Đều tan. | |
Muối bạc Ag+ | Không tan (thường gặp AgCl). | AgNO3, CH3COOAg. |
Muối nitrat NO3– Muối axetat CH3COO– | Đều tan. | |
Muối clorua Cl– Muối bromua Br– Muối iotua I– | Đều tan. | AgCl: kết tủa trắng AgBr: kết tủa vàng nhạt AgI: kết tủa vàng PbCl2, PbBr2, PbI2. |
Muối sunfat SO42- | Đều tan | BaSO4, CaSO4, PbSO4: trắng Ag2SO4: ít tan |
Muối sunfit SO32- Muối cacbonnat CO32- | Không tan | Trừ muối với kim loại kiềm và NH4+ |
Muối sunfua S2- | Không tan | Trừ muối với kim loại kiềm, kiềm thổ và NH4+ |
Muối photphat PO43- | Không tan | Trừ muối với Na+, K+ và NH4+ |
Bazơ, những chú không tan:
Đồng, nhôm, crôm, kẽm, mangan, sắt, chì
Ít tan là của canxi
Magie cũng chẳng điện li dễ dàng.
Muối kim loại kiềm đều tan
Cũng như nitrat và “nàng” hữu cơ
Muốn nhớ thì phải làm thơ!
Ta làm thí nghiệm bây giờ thử coi,
Kim koại I (IA), ta biết rồi,
Những kim loại khác ta “moi” ra tìm
Photphat vào nước đứng im (trừ kim loại IA)
Sunfat một số “im lìm trơ trơ”:
Bari, chì với S-r
Ít tan gồm bạc, “chàng khờ” canxi,
Còn muối clorua thì
Bạc đành kết tủa, anh chì cố tan (giống Br- và I-)
Muối khác thì nhớ dễ dàng:
Gốc SO3 chẳng tan chút nào! (trừ kim loại IA)
Thế gốc S thì sao? (giống muối CO32-)
Nhôm không tồn tại, chú nào cũng tan
Trừ đồng, thiếc, bạc, mangan, thuỷ ngân, kẽm, sắt không tan cùng chì
Đến đây thì đã đủ thi,
Thôi thì chúc bạn trường gì cũng vô!
Như vậy, bài viết đã tổng hợp cho bạn Bảng Tính Tan Trong Nước Của Các Axit Bazơ Muối Đầy Đủ Nhất. Hy vọng những kiến thức mà Trung tâm gia sư WElearn chia sẻ có thể giúp ích cho bạn trong việc cải thiện môn Hóa của mình tốt hơn.
Xem thêm các bài viết liên quan
? Trung tâm gia sư WElearn chuyên giới thiệu, cung cấp và quản lý Gia sư.
? Đội ngũ Gia sư với hơn 1000 Gia sư được kiểm duyệt kỹ càng.
? Tiêu chí của chúng tôi là NHANH CHÓNG và HIỆU QUẢ. NHANH CHÓNG có Gia sư và HIỆU QUẢ trong giảng dạy.
Bài viết cùng chủ đề