Lấy lại mật khẩu
x
Góp ý cho Welearn
x

    Bảng Tuần Hoàn Hóa Học Lớp 8 Chi Tiết Và Đầy Đủ Nhất

    09.03.2022
    WElearn Wind
    Rate this post

    “Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học” là bảo bối không thể thiếu nếu bạn muốn trở thành học sinh giỏi hóa, đặc biệt là học sinh lớp 8. Vì các bạn mới làm quen với môn hóa lần đầu tiên nên bắt buộc phải có  bảng tuần hoàn hóa học lớp 8 để có thể nắm được những cấu trúc cơ bản của nguyên tử cũng như các thông tin của nguyên tố. Vậy hãy cùng WElearn theo dõi bài viết dưới đây để hiểu rõ hơn về bảng tuần hoàn hóa học lớp 8 nhé!

    >>>> Xem thêm: Gia sư Lớp 8 dạy kèm tại nhà

    1. Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học là gì?

    Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học(Bảng tuần hoàn Mendeleev), là một phương pháp liệt kê các nguyên tố hóa học thành dạng bảng, dựa trên các thông tin cơ bản của nguyên tố đó.

    2. Nguồn gốc ra đời của bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học

    Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học được viết ra bởi một giáo sư hóa học người Nga tên là Dimitri Ivanovich Mendeleev (1834-1907). Lúc phát hiện ra, ông chỉ mới 35 tuổi.

    Trước đó, người ta đã tìm ra 63 nguyên tố và các nhà bác học chắc chắn rằng có một quy luật nào đó xoay quanh chúng. Nhưng họ lại không thể suy nghĩ ra đó là quy luật nào. Và Mendeleev cũng không ngoại lệ. 

    Lịch sử bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học

    Lịch sử bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học

    Một hôm, trong lúc ngủ, ông đã mơ thấy một trang bảng biểu màu trắng, gồm rất nhiều ô. Và kỳ diệu thay, những nguyên tố hóa học lần lượt “nhảy” vào các ô thích hợp.

    Khi thức giấc, ông vội vàng lấy giấy bút ghi lại giấc mơ của mình và sắp xếp thành bảng. Từ đó, ông thấy được tính chất của các nguyên tố cũng tăng dần theo số thứ tự của chúng. 

    Trong bảng đó, cũng có rất nhiều nguyên tố ông bỏ trống do chưa biết. Nhưng không lâu sau đó, cũng chính ông đã tìm ra chúng và điền vào bổ sung.

    3. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn

    Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn được sắp xếp theo nguyên tác

    • Tăng dần của điện tích hạt nhân.
    • Các ô cùng hàng thì có cùng số e lớp ngoài cùng (cùng chu kỳ)
    • Các ô cùng cột thì có cùng số e hóa trị (cùng nhóm)

    4. Khối nguyên tố

    Các nguyên tố trong bảng tuần hoàn thuộc 4 khối: khối s, khối p, khối d và khối f.

    Số e cuối cùng điền vào phân lớp nào (theo thứ tự mức năng lượng) thì nguyên tố thuộc khối đó.

    5. Cấu tạo của bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học

    Cấu tạo của bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học được chia làm 3 phần

    5.1. Các ô trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học

    Mỗi nguyên tố hóa học được xếp vào một ô của bảng gọi là ô nguyên tố.

    Số thứ tự của ô nguyên tố cũng là số hiệu nguyên tử của nguyên tố đó.

    5.2. Các chu kỳ trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học

    Trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học có 7 chu kỳ, được đánh số từ 1 đến 7 và được quy định như sau:

    • Các ô trong cùng chu kỳ thì có cùng số lớp e
    • Chu kì 1, 2, 3: chu kì nhỏ.
    • Chu kì 4, 5, 6, 7: chu kì lớn (chu kì 7 chưa hoàn thành).

    5.3. Các nhóm trong bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học

    Bảng tuần hoàn chia thành 16 nhóm. Trong đó

    • 8 nhóm A (đánh số từ IA đến VIIIA)
    • 8 nhóm B (đánh số từ IB đến VIIIB)
    • Mỗi nhóm là một cột, riêng nhóm VIIIB gồm 3 cột.

    Các nguyên tố trong cùng một nhóm th2i có cấu hình electron tương tự nhau. Vì vậy mà tính chất hóa học của chúng cũng tương tự nhau.

    Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học

    Bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học

    Các ô trong cùng một nhóm có số electron hóa trị bằng nhau và bằng số thứ tự của nhóm (trừ hai cột cuối của nhóm VIIIB).

    Nhóm A:

    • Nhóm A gồm 8 nhóm từ IA đến VIIIA.
    • Các nguyên tố nhóm A gồm nguyên tố s và nguyên tố p:
      • Nguyên tố s: Nhóm IA (nhóm kim loại kiềm, trừ H) và nhóm IIA (kim loại kiềm thổ).
      • Nguyên tố p: Nhóm IIIA đến VIIIA (trừ He).
    • Cấu hình electron hóa trị tổng quát của nhóm A: ns^anp^b (ĐK:1≤a≤2; 0≤b≤6)
    • Số thứ tự của nhóm A=a+b
      • Nếu a+b≤3 ⇒ Kim loại
      • Nếu 5≤a+b≤7 ⇒ Phi kim
      • Nếu a+b=8 ⇒ Khí hiếm
    • Ví dụ: K (Z = 19): 1s22s2sp63s33p64s1 → Nhóm IA

    Nhóm B:

    • Nhóm B gồm 8 nhóm được đánh số từ IIIB đến VIIIB, rồi IB và IIB theo chiều từ trái sang phải trong bảng tuần hoàn.
    • Nhóm B chỉ gồm các nguyên tố của các chu kỳ lớn.
    • Nhóm B gồm các nguyên tố d và nguyên tố f (thuộc 2 hàng cuối bảng).
    • Lưu ý:  Số e hóa trị = 9, 10 thuộc nhóm VIIIB)
    • Cấu hình electron hóa trị của nguyên tố d: (n−1)dansb (ĐK:b=2;1≤a≤10)
      • Nếu a+b<8 ⇒ STT nhóm =a+b
      • Nếu a+b=8,9,10 ⇒ STT nhóm =8
      • Nếu a+b>10 ⇒ STT nhóm =(a+b)−10

    6. Cách xem bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học

    Trong bảng tuần hoàn có nhiều ô, trong mỗi ô có các thông tin sau:

    Số nguyên tử: số proton của một nguyên tố hóa học

    Nguyên tử khối trung bình: là nguyên tử khối trung bình của hỗn hợp các đồng vị có tính đến tỷ lệ phần trăm số nguyên tử tương ứng.

    Độ âm điện: Độ âm điện của một nguyên tử là khả năng hút electron của nguyên tử đó khi tạo thành liên kết hóa học. (Độ âm điện của nguyên tử nguyên tố càng lớn thì tính phi kim nguyên tố đó càng mạnh và ngược lại)

    Cách xem bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học

    Cách xem bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học

    Cấu hình electron: Cấu hình electron nguyên tử cho biết sự phân bố các electron trong lớp vỏ nguyên tử ở các trạng thái năng lượng khác nhau hay ở các vùng hiện diện của chúng.

    Số oxi hóa: Là số áp cho một nguyên tử hay nhóm nguyên tử.

    Tên nguyên tố: là tên của nguyên tố được tìm ra

    Ký hiệu hóa học: Trong hóa học, ký hiệu là tên viết tắt của một nguyên tố hóa học.

    7. Cách ghi nhớ bảng tuần hoàn nguyên tố hóa học

    Bạn có 2 cách đơn giản nhất để học bảng tuần hoàn

    • Học thuộc lòng: Với cách này, bạn nên học mỗi ngày một nguyên tố, và sau khi học vài ngày thì nhớ ôn lại. Vì cách học này sẽ làm bạn rất dễ quên
    • Học mẹo: Học thông qua câu thần chú “Khi nào cần may áo giáp sắt nhớ sang phố hỏi cửa hàng Á Phi Âu”. (K, Na, Ca, Mg, Al, Zn, Fe, Ni, Sn, Pb, H, Cu, Hg, Ag, Pt, Au.). Đây cũng là dãy hoạt động kim loại từ mạnh đến yếu mà bạn thường gặp nhất.

    Như vậy, WElearn gia sư đã chia sẻ cho bạn những thông tin về Bảng Tuần Hoàn Hóa Học Lớp 8 Chi Tiết Và Đầy Đủ Nhất cùng với cách học nó. Hy vọng bạn sẽ hiểu và học nó cách dễ dàng hơn. Chúc bạn thành công nhé!

    Xem thêm các bài viết liên quan

    ? Trung tâm gia sư WElearn chuyên giới thiệu, cung cấp và quản lý Gia sư.
    ? Đội ngũ Gia sư với hơn 1000 Gia sư được kiểm duyệt kỹ càng.
    ? Tiêu chí của chúng tôi là NHANH CHÓNG và HIỆU QUẢ. NHANH CHÓNG có Gia sư và HIỆU QUẢ trong giảng dạy.