Tính nhẩm là một kỹ năng cực kỳ quan trọng. Bạn cầ luyện tập cho bé kỹ năng này ngay từ khi còn bé. Như vậy, sau này, các bé sẽ nhanh nhạy và xử lý khéo léo hơn khi gặp các con số. Dưới đây là tổng hợp tất cả cách dạy trẻ lớp 1 tính nhẩm và các phương pháp tính nhẩm phổ biến. Cùng theo dõi nhé!
Cách dạy trẻ lớp 1 tính nhẩm nhanh trong phạm vi 10
Giúp con hiểu các con số và bản chất của phép tính cộng – trừ
Trước khi dạy cho trẻ phép tính, phụ huynh nên hướng dẫn cho con mình cách phân biệt các con số, so sánh lớn, bé giữa 2 số với nhau. Đồng thời, cũng dạy cho các bé biết “cộng là thêm vào” và “trừ là bớt đi”.
Hãy giúp trẻ hiểu rõ ràng về các con số cũng như ý nghĩa của chúng trước khi bắt đầu học các phép tính để khi bắt đầu học trẻ không bị hoang mang và bị rối.
Nếu con chưa thực sự hiểu và phân biệt được đâu là số lớn, đâu là số bé, mẹ có thể gợi ý bằng cách chỉ cho trẻ rằng: xem số nào nằm trước trong dãy là số bé hơn số kia và ngược lại. Với cách làm này, buộc trẻ phải thuộc lòng các con số theo thứ tự từ 1 đến 10.
Ngoài ra, ba mẹ có thể đưa thêm nhiều ví dụ gần gũi trong cuộc sống để giúp con hiểu về phép cộng và phép trừ hơn như: “con có 2 cây kẹo, mẹ cho con thêm 3 cây kẹo nữa thì con có bao nhiêu cây kẹo”. Việc dùng những hình ảnh và ví dụ thực tế sẽ giúp trẻ nhanh hiệu và nhẩm nhanh hơn
Bên cạnh đó, để tăng khả năng tư duy của con, cha mẹ cũng có thể đặt một số câu hỏi khó hơn như cần những cặp số nào để tạo ra số 3. Ban đầu, bé chưa hiểu, phụ huynh có thể gợi ý bằng cách đưa ra các cặp số như 0 – 3, 1 – 2 để gợi ý cho con hiểu. Tương tự như vậy, đổi qua các số khác để con có khả năng vận dụng.
Hướng dẫn con đếm cách 2 đơn vị
Đa số các trẻ từ 4 tuổi đã có thể đếm từ 1 đến 10, đến 20 hoặc thậm chí là nhiều hơn nữa. Tuy nhiên, chỉ đến khi bước vào lớp 1, trẻ mới có thể hiểu và có khả năng đếm cách đơn vị. Trẻ nào có khả năng đếm cách đơn vị tốt sẽ có khả năng tính nhẩm ở lớp 1 rất nhanh.
Đầu tiên, để luyện cho con cách đếm cách đơn vị, phụ huynh phải hướng dẫn con đếm các số tăng dần như 1; 2; 3;… hoặc giảm dần như 10; 9; 8; 7;… Sau đó, hãy giảng cho chúng hiểu rằng những con số này sẽ cách nhau 1 đơn vị.
Nghĩa là, nếu theo thứ tự tăng dần, cộng thêm 1 đơn vì sẽ ra số liền sau nó, là số lớn hơn nó. Nếu trừ đi 1 đơn vị, sẽ ra số liền trước nó, là số nhỏ hơn nó.
Khi thấy các con đã vững và thành thạo, ba mẹ “nâng cấp” lên, cho trẻ đếm các số cách nhau 2 đơn vị: 1; 3; 5; 7; 9;… Những con số này sẽ cách nhau 2 đơn vị.
Đối với các bạn nhỏ chưa vào lớp 1, việc tập đếm này chỉ nên dừng trong phạm vi 10 để giúp trẻ tránh bị “rối” não. Khi đã vào lớp 1, trình độ này có thể nang9 lên trong phạm vi 20, 50, 100 (tùy theo chương trình học của trẻ ở trường tiểu học).
Sử dụng dụng cụ để làm toán
Do trẻ vẫn còn nhỏ nên khó có thể hình dung ra con số ngay. Vì vậy, phụ huynh nên chỉ cho các bé tính nhẩm bằng tay hoặc thông qua que tính để giúp các bé dễ hiểu hơn.
Ngoài ra, để bài toán thêm sinh động, phụ huynh có thể tưởng tượng ra những câu chuyện gần gũi xung quanh bé và liên quan đến các phép tính. Ví dụ như mẹ mua 6 quả cà rốt để ở dưới bếp, nhưng có một chú thỏ con đến và đã lấy mất 2 quả, vậy mẹ còn lại mấy quả?
Với những cách học này, bài toán sẽ được mô phỏng cách thực tế hơn, giúp trẻ hình dung rõ về bản chất toán học hơn. Hơn nữa, đây là tiền đề cho việc tính nhẩm sau này.
Khi trẻ đã có thể hiểu và nhớ được các nguyên tắc của quy định cộng trừ, phụ huynh nên hạn chế sử dụng các công cụ học tập và tính toán bằng tư duy trừu tượng để các bé có thể làm quen và phản ứng nhanh nhạy hơn với các con số.
Sử dụng câu đố
Đố nhanh là một trong những cách giúp trẻ vừa tính nhẩm nhanh, vừa vui nhưng lại rất hiệu quả và đặc biệt là rất dễ áp dụng trong các tình huống khác nhau.
Ba mẹ có thể kết hợp các trò chơi đơn giản hay những câu đố nhanh về cộng trừ cho trẻ như 3 + 5 bằng mấy? 7 + 3 bằng mấy?,…
Tuy nhiên, phụ huynh nên chọn các phép đính ở độ khó vừa phải. Vì thời gian để giải quyết câu đố nhanh hạn chế chỉ trong vòng 3 – 5s, nên không thể yêu câu các bé tư duy quá nhiều được.
Có thể cho những câu đố dễ, chủ yếu là dựa vào trí nhớ, giúp trẻ thư giãn, không quá áp lực với việc học. Chơi những trò chơi như vậy sẽ giúp bé củng cố trí nhớ, rèn phản xạ chứ không nên gây áp lực cho trẻ.
Cho con tham gia các chương trình học toán trên mạng
Một phương pháp khác cũng có thể dùng để dạy trẻ lớp 1 học tính nhẩm là sử dụng các phần mềm toán học trên Internet. Các phần mềm này sẽ có nhiều cấp độ khác nhau dựa vào lứa tuổi của các bé.
Theo khảo sát, 90% trẻ em hứng thú với các phần mềm này vì những hình ảnh sinh động, nhiều màu sắc kết hợp cùng những hiệu ứng lạ mắt phù hợp với thị hiếu của trẻ nhỏ.
Tuy nhiên, hầu hết các chương trình này đều ở trên máy tính hoặc điện thoại nên nếu cho trẻ tiếp xúc nhiều cũng sẽ ảnh hưởng đến mắt. Phụ huynh nên cân nhắc thời gian sử dụng của trẻ để tránh gây ảnh hưởng đến thị lực.
Bí quyết dạy trẻ lớp 1 tính nhẩm siêu nhanh
Cách tính nhẩm với phép cộng
Sắp xếp vị trí các số của phép tính trước khi tính nhẩm
Để tính nhẩm dễ dàng hơn, bạn có thể chỉ con mình sắp xếp vị trí các số của phép tính trước khi tính nhẩm. Ví dụ, thay vì ghi 5 + 13, hãy đổi vị trí lại thành 13 + 5. Với cách viết này, các bản nhỏ tính nhẩm một cách dễ dàng và chính xác hơn.
Phân tách và cộng từ khoảng 10 đơn vị một lần
Với cách tính này, phụ huynh sẽ tách các số cần tính ra thành từng chục một và để các bé cộng dần lên
Ví dụ: 55 + 24 thì sẽ là = 55 + 10 + 10 + 4 = 55, 65, 75 + 4
Ví dụ: 72 + 35 = 72 + 10 + 10 + 10 + 5
Lúc này, phụ huynh sẽ chỉ con đếm dần lên là 72 → 82 → 92 → 102 + 5 = 107
Tách, tạo thành số tròn chục rồi cộng nhẩm
Với cách tính nhẩm này, trước tiên phụ huynh cần dạy cho con biết đâu là số tròn chục. Số tròn chục là các số có số 0 ở hàng đơn vị như 10, 20, 30,…
Sau đó là cho trẻ thực hiện các phép tính đơn giản với số tròn chục. Các phép tính này thường dễ, không có nhớ và cộng thẳng trực tiếp nên sẽ thuận tiện hơn cho trẻ lớp 1 tập tính nhẩm. Ví dụ như 10 + 5 = 15, 20 + 7 = 27,…
Sau khi các bé đã quen với việc tính toán các số tròn chục, bây giờ, bắt đầu cho trẻ thực hiện các bài toán phức tạp hơn thông qua các số tròn chục
Ví dụ: 19 + 22
Đây là bài toán khó so với các bé mới vào lớp 1. Vì vậy, để đơn giản hóa nó, bạn có thể tách ra thành các số: 19 + 1 + 21 hoặc 20 – 1 + 22 = (20 + 22) – 1
Lúc này, bài toán trở về đơn giản hơn khi cộng 1 số tròn chục với số bình thường, việc tính toán sẽ trở nên dễ dàng hơn.
Khi gặp các bài toán phức tạp, phụ huynh hướng dẫn các bé biến đổi thành các phép tính đơn giản có giá trị tương đương để dễ tính toán hơn.
Dùng số tròn chục gần đấy rồi trừ số thừa
Cách này khá giống với cách tách số tròn chục ở phép cộng.
Ví dụ: 42 + 59 = 42 + 60 – 1 = 102 – 1 = 101
Các cách tính nhẩm với phép trừ
Bạn có thể giúp con tính nhẩm với phép trừ nhanh hơn bằng các cách sau
– Đếm nhẩm ngược từ số nhỏ lên đến gần chục:
Ví dụ với phép tính 27 – 19. Ta đếm từ 19 đến 20 là 1 đơn vị, đếm từ 20 đến 27 là 7 đơn vị. Khi đó lấy 7 + 1 sẽ ra kết quả của phép tính 27 – 19 = 8
– Tách số ra cho tròn chục rồi trừ: Ví dụ như: 72 – 21 tách ra thành 84 – 20 – 1
– Dùng các số tròn chục gần đó và cộng với số thừa:
Ví dụ với phép tính: 45 – 19 được tách thành 45 – 20 + 1 ta sẽ có kết quả phép tính là 26
Dạy con tính nhẩm trong phạm vi 10 bằng Phương pháp Finger Math
Phương pháp Finger Math là gì?
Finger Math là phương pháp học toán tư duy qua việc tính nhẩm bằng hai bàn tay. Trong phương pháp học toán truyền thống, bé chỉ có thể đếm đến 10 tương ứng với 10 ngón tay.
Tuy nhiên, với phương pháp Finger Math, bé có thể đếm đến 30, 50, hay 99 một cách dễ dàng. Nhờ đó bé có thể cộng trừ trong phạm vi các số hai chữ số nhanh chóng.
Phương pháp Finger Math đã được áp dụng cho trẻ mẫu giáo và tiểu học khá thành công tại Nhật Bản, Singapore, Mỹ, Canada, Hàn Quốc…
Ưu điểm của phương pháp Finger Math
Phương pháp Finger Math là phương pháp tiến bộ, khoa học, mang lại rất nhiều sự thuận lợi cho bé khi học toán.
Bằng phương pháp Finger Math, bé sẽ dùng các ngón tay để tính toán nên sẽ giúp sự phối hợp nhịp nhàng giữa tư duy của não bộ và các bộ phận của cơ thể. Khi đó, bán cầu não trái và bán cầu não phải cũng sẽ hoạt động cân bằng hơn.
Ngoài ta, với phương pháp này, các bé sẽ tính toán cách nhanh chóng và chính xác hơn, có thể vừa học, vừa chơi, tạo hứng thú trong việc học toán hơn.
Quy tắc của phương pháp Finger Math
Trước tiên, phụ huynh cần nhớ các quy tắc sau:
- Các ngón tay bên phải dùng để chỉ các số hàng đơn vị.
- Các ngón tay bên trái dùng để chỉ các số hàng chục.
- Số 0 tương ứng với việc nắm tay lại.
Quy ước
- Bàn tay phải
- Số 1 giơ ngón trỏ
- Số 2 giơ ngón trỏ và ngón giữa
- Số 3 giơ ngón trỏ, ngón giữa, ngón đeo nhẫn
- Số 4 giơ ngón trỏ, ngón giữa, ngón đeo nhẫn, ngón út
- Số 5 giơ ngón cái
- Số 6 giơ ngón cái và ngón trỏ
- Số 7 giơ ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa
- Số 8 giơ ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và ngón nhẫn
- Số 9 giơ ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón nhẫn và ngón út
- Bàn tay trái
- Số 10 giơ ngón trỏ
- Số 20 giơ ngón trỏ và ngón giữa
- Số 30 giơ ngón trỏ, ngón giữa và ngón nhẫn
- Số 40 giơ ngón trỏ, ngón giữa, ngón nhẫn và ngón út
- Số 50 giơ ngón cái
- Số 60 giơ ngón cái và ngón trỏ
- Số 70 giơ ngón cái, ngón trỏ và ngón giữa
- Số 80 giơ ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa và ngón nhẫn
- Số 90 giơ ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, ngón nhẫn, ngón út
Số có 2 chữ số sẽ được ghép từ một số hàng chục và một số hàng đơn vị. Tương ứng sẽ ghép giữa các ngón tay của bàn tay trái và bàn tay phải.
Ví dụ: Số 23 sẽ gồm ngón trỏ và ngón giữa của bàn tay trái và ngón trỏ, ngón giữa, ngón đeo nhẫn của bàn tay phải.
Quy định
- Khi duỗi ngón tay ra sẽ là phép cộng, khi co ngón tay lại sẽ là phép trừ
- Quy tắc phép cộng: khi ngón cái duỗi ra thì 4 ngón còn lại sẽ phải co lại.
- Quy tắc phép trừ: khi ngón cái co lại thì 4 ngón còn lại sẽ phải duỗi ra
Cách dạy trẻ lớp 1 tính nhẩm bằng phương pháp Finger Math
Tính nhẩm bằng phương pháp Finger Math rất dễ, mỗi ngày, phụ huynh chỉ cần dành 1 tiếng để cùng bé học toán với 2 bàn tay theo sự hướng dẫn bên dưới thì chỉ với 2 tuần, bé sẽ thành thạo và giải quyết các bài toán cộng trừ có 2 chữ số nhanh chóng
Bước 1: Dạy bé nhớ các số từ 1 đến 9. Các số này sẽ nằm bên tay phải
Bước 2: Sau khi đã đếm thành thạo các số từ 1 đến 9 bên tay phải, bố mẹ tiếp tục dạy bé đếm trong phạm vi 100.
Bước 3: Bắt đầu dạy cho các bé làm quen với các phép tính cộng trừ từ đơn giản đến phức tạp.
Một số lưu ý cho các bậc phụ huynh khi dạy con để đạt hiệu quả tốt nhất
Để con thoải mái hơn trong việc học toán, phụ huynh nên lưu ý những điều sau:
Dạy con bằng vốn từ dễ hiểu
Vì trẻ đang ở độ tuổi lớp 1 nên vốn từ của bé còn rất ít và chậm, chưa đa dạng như người lớn nên khi giảng bài cho con, ba mẹ nên dùng những từ ngữ dễ hiểu, quen thuộc với trẻ. Tránh những từ quá khó, khi nghe bé sẽ không hiểu và sẽ dẫn đến tâm lý chán nản và sợ học. Việc này hoàn toàn rất nguy hiểm.
Đối với những ví dụ minh họa, phụ huynh cũng nên dùng những hình ảnh, sự vật quen thuộc với bé để bé dễ liên tưởng, dễ hiểu và tiếp thu tốt
Tạo không gian học thoải mái
Khi học, nên tạo cho trẻ một không gian thoải mái, yên tĩnh để dễ dàng tập trung vào việc học hơn. Phụ huynh có thể cho các bé tự tay trang trí góc học tập cả mình theo sở thích để tạo cảm hứng cho trẻ mỗi khi học bài.
Với một không gian học như ý mình muốn, các bạn nhỏ sẽ học tập hiệu quả hơn và cũng sẽ có trách nhiệm hơn với góc học tập của mình.
Không quát nạt trẻ
Tâm lý chung của hầu hết các phụ huynh là la mắng trẻ khi chúng làm bài sai hay chưa hiểu bài. Đây là thói quen xấu, gây ảnh hưởng đến việc học và cả tâm lý của trẻ. Khi càng bị la mắng, trẻ sẽ càng trở nên sợ học, mất bình tĩnh và sẽ tiếp tục trả lời sai.
Đặc biệt, việc la mắng khi các bé chưa hiểu sẽ hình thành trong đầu các bạn nhỏ suy nghĩ “nếu không biết thì không nên hỏi. Vì nếu hỏi sẽ bị la”. Như vậy, sẽ làm hạn chế khả năng học hỏi của trẻ.
Chính vì vậy, khi giảng bài cho con, phụ huynh nên biết kiềm chế bản thân, bình tĩnh hướng dẫn con sửa sai và giải thích cho chúng hiểu sai ở đâu để lần sau không mắc lại nữa. Cách giáo dục tốt nhất là nhẹ nhàng, tâm lý và thấu hiểu chứ không phải lớn tiếng, nặng lời
Như vậy, bài viết đã Tổng Hợp Các Cách Dạy Trẻ Lớp 1 Tính Nhẩm Nhanh Nhất. Hy vọng những phương pháp mà Trung tâm gia sư WElearn chia sẻ có thể giúp ích cho bạn trong việc dạy con tính nhẩm. Chúc bạn thành công nhé!
TRUNG TÂM GIA SƯ WELEARN
- Địa chỉ 1: 38 Đ. Số 23, Linh Chiểu, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Địa chỉ 2: 104 Hồ Văn Tư, Trường Thọ, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Hotline: 0906782291
- Mail: welearnvietnam@gmail.com
- Website: https://welearnvn.com/
- Fanpage: WELearn Gia Sư