Cách Giảng Bài Hay Đơn Giản Dành Cho Gia Sư

5/5 - (1 bình chọn)

Việc truyền tải kiến thức đến học sinh một cách cuốn hút và giúp các em tiếp thu chúng nhanh chóng, trọn vẹn nhất luôn là câu hỏi được các gia sư nghiên cứu kỹ trước khi lên lớp. Đặc biệt là đối với các em học sinh tiểu học, lứa tuổi luôn hiếu động, khó tập trung thì các phương pháp giảng bài hay, gây hứng thú lại càng khiến cho nhiều gia sư phải chú ý hơn đến kỹ năng và phương pháp giảng dạy của mình. Sau đây hãy cùng WElearn tìm hiểu một số cách giảng bài hay nhằm cải thiện chất lượng giảng dạy cũng như khả năng tiếp thu của học sinh nhé.

Cách giảng bài hay dành cho giáo viên gia sư
Cách giảng bài hay dành cho gia sư

1. Bạn hãy bắt đầu bài giảng với một trò chơi

Chất lượng của buổi học sẽ được nâng cao rõ rệt khi gia sư có sự chuẩn bị trong khâu bắt đầu. Có thể là bằng một trò chơi có nội dung liên quan đến bài mới hoặc ôn lại bài cũ. Dù ở bất kỳ lứa tuổi nào, học sinh vẫn luôn yêu thích sự năng động và có tính thử thách. Một số hoạt động vui nhộn sẽ thu hút học sinh tham gia. Và đó cũng là cách hiệu quả nhất để các em bị lôi cuốn vào bài học sắp tới. Đồng thời cũng giúp cho các em có ấn tượng và ghi nhớ nội dung nhanh chóng.

2. Xen kẽ các câu chuyện minh họa liên quan đến bài học

Khi nghe đến vấn đề học tập, tâm lý chúng ta hầu hết sẽ cảm thấy cần sự tập trung để tiếp thu. Điều này vô hình chung gây nên sự căng thẳng, nhàm chán. Việc lồng ghép đan xen các câu chuyện minh họa hoặc những câu nói hài hước vào bài giảng sẽ có ích rất lớn để giúp học sinh giải tỏa những cảm giác nêu trên. Và đây là một cách tuyệt vời để thay đổi “khẩu vị” bài giảng.

Tùy thuộc vào bộ môn mình giảng dạy mà gia sư có thể sưu tầm những câu chuyện thú vị. Có nội dung liên quan đến bài học của mình nhằm kéo học sinh về với “thực tại” buổi học. Thông qua các câu chuyện, những câu nói hài hước, học sinh sẽ ý thức hơn về hoàn cảnh và bài học mình đang được truyền đạt một cách dễ hiểu, dễ nhớ nhất. Các gia sư nên tận dụng điểm này để rèn cho các em thói quen trật tự chú ý trong khoảng thời gian dài. Vì đôi khi quá nghiêm túc khi giảng bài cũng chưa hẳn mang lại kết quả mong muốn.

Trên thực tế cho thấy những buổi học thú vị có sự đan xen giữa nội dung khô khan và những chất xúc tác như câu chuyện lại giúp thu hút sự chú ý từ học sinh.

3. Tăng cường mức độ tương tác giữa gia sư và học sinh

Trong trường hợp môn học không áp dụng được những phương pháp bên trên, gia sư có thể thay đổi cách truyền đạt bài giảng của mình bằng cách đơn giản là tăng sự tương tác qua lại giữa người dạy và người tiếp thu. Trong mỗi giờ học gia sư có thể giao lưu với học sinh bằng nhiều cách khác nhau. Có thể gia sư hỏi học sinh trả lời hoặc giúp thư giãn bằng việc nói chuyện cùng các em về cuộc sống. Nếu có thể đề cập đến các vấn đề liên quan đến bài học thì càng mang lại hiệu quả cao. Đặc biệt là các môn tự nhiên liên quan đến đời sống.

Có thể nói, thực trạng học tập của đại bộ phận học sinh hiện nay là lười giơ tay phát biểu. Làm cho mức độ tương tác của các em với gia sư có sự hạn chế. Lý do xuất phát từ nhiều nguyên nhân như các kiến thức đó các em đã biết, một số em trầm tính ngại giao tiếp nên ít phát biểu, sợ phát biểu sai, không tập trung trong môn học nên không hiểu vấn đề,… Phần lớn thời gian học sinh chỉ nghe và chép trong khi đó gia sư độc thoại trên bục giảng. Chính vì thế, không khí buổi học trở nên trầm xuống, không thu hút. Và chuyện học sinh không chú ý trong giờ học, làm việc riêng trở nên nhiều hơn.

Việc đặt học sinh làm trung tâm còn gia sư chỉ là người hướng dẫn, hỗ trợ các em đạt được mục tiêu của bài học thì chắc chắn mỗi học sinh sẽ tự mình cố gắng để đạt kết quả cao hơn.

4. Kết hợp hình ảnh vào trong bài giảng

Không chỉ là những trò chơi, những câu chuyện, mà hình ảnh cũng là thứ thu hút, lôi cuốn khiến học sinh tập trung học tập trong suốt tiết học. Vì sao vậy? Đơn giản vì hình ảnh có nhiều màu sắc, nó giúp kích thích thị giác và dễ gây ấn tượng ghi nhớ trong não bộ các em. Những bài giảng nếu chỉ đơn thuần nghe gia sư đọc, học sinh chép thì làm sao gây được sự hứng thú, tính tò mò từ các em? Cho nên việc minh họa bằng hình ảnh sẽ không gây cảm giác nhàm chán mà giúp cho các em bị lôi cuốn vào bài học và dễ tiếp thu nội dung hơn nữa.

5. Trở thành tấm gương cho học sinh noi theo

Với học sinh, không một tấm gương nào tốt hơn là gia sư người trực tiếp giảng dạy, chăm sóc, giáo dục, theo sát quá trình học tập cũng như rèn luyện của các em. Bao giờ cũng thế, thường người thầy tốt sẽ sản sinh ra những học trò ngoan. Gia sư là “kiểu mẫu” chỉ khi họ có tấm lòng nhân hậu, bao dung, kỷ luật, hết lòng vì học sinh thân yêu của mình. Có một gia sư như vậy thì chắc chắn học sinh sẽ chăm ngoan, tích cực, ham học, thích đi học.

6. Tạo các hoạt động nhóm

Tạo hoạt động nhóm là một cách mang lại hiệu quả rất lớn trong quá trình truyền đạt bài dạy, giúp gia sư thu hút được sự tập trung của học sinh. Đúng như thế, hoạt động vừa học vừa thư giãn sẽ là cách hữu hiệu giúp cho các em nắm nội dung bài khá nhanh. Hoạt động nhóm sẽ giúp học sinh tự suy nghĩ, bên cạnh đó còn gắn kết các em lại với nhau thành một tập thể đoàn kết, cùng nhau thảo luận tìm ra vấn đề mà gia sư yêu cầu.

Trong quá trình các nhóm làm việc gia sư đến các nhóm nhắc nhở, chia sẻ động viên kịp thời, đưa ra các gợi ý, câu hỏi nhằm giúp các em học sinh tự tháo gỡ các khúc mắc của mình. Khi có gia sư đến từng nhóm, các em sẽ thấy được quan tâm, sự hứng thú, tự tin hơn trong học tập để rồi các em không ngại chia sẻ ý kiến, vướng mắc với gia sư. Một điều quan trọng là khi gia sư luôn bám sát các nhóm, gần gũi, chia sẻ, hỗ trợ, nhắc nhở, động viên các nhóm, các em không thể nào gây rối, mất trật tự hoặc làm việc riêng.

7. Sử dụng bản đồ tư duy Mindmap

Một phương pháp khoa học được áp dụng phổ biến trong các nước tiên tiến là sử dụng bản đồ tư duy. Theo nguyên tắc hoạt động của não, bản đồ tư duy có thể làm cho cả hai phần bộ não hoạt động đồng thời và sẽ giúp hiểu các khái niệm tốt hơn. Bản đồ tư duy sẽ giúp học sinh thấy khái niệm tổng thể của tài liệu rõ ràng hơn, thấy được mối quan hệ giữa mục này và mục khác của bài học, làm cho tài liệu dễ hiểu hơn, bắt mắt và dễ ghi nhớ hơn.

Không chỉ hiệu quả cho học sinh, xây dựng bản đồ tư duy cũng có thể cung cấp nhiều lợi ích cho gia sư trong việc thiết lập tài liệu giảng dạy dễ dàng hơn, giải quyết các tài liệu phức tạp trở nên đơn giản hơn, v.v.

Trên đây là các cách giảng bài hay mà quý Thầy Cô cũng như các Anh/Chị gia sư của WElearn đã áp dụng và thấy được tính hiệu quả rất đáng kể. Các bạn gia sư mới hãy thử sử dụng để có những trải nghiệm trong cách dạy mới và hiệu quả hơn cũng như để thấy được sự thay đổi trong từng giờ dạy của mình nhé. Chúc mọi người thành công!

TRUNG TÂM GIA SƯ WELEARN

  • Địa chỉ 1: 38 Đ. Số 23, Linh Chiểu, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Địa chỉ 2: 104 Hồ Văn Tư, Trường Thọ, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Hotline: 0906782291
  • Mail: welearnvietnam@gmail.com
  • Website: https://welearnvn.com/
  • Fanpage: WELearn Gia Sư

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liên hệ Liên hệ