Lấy lại mật khẩu
x
Góp ý cho Welearn
x

    TOP 10+ Các Cách Học Giỏi Hóa 8 Bạn Phải Biết

    07.04.2022
    WElearn Wind
    Rate this post

    Hóa 8 là chương trì khá nhẹ nhưng cũng không phải dễ vì đây là lần đầu tiên các bạn học sinh học một môn mới hoàn toàn, các bạn sẽ dễ có sự “hoang mang” trong quá trình học. Do đó, Trung tâm WElearn chia sẻ các cách học giỏi Hóa 8 để giúp các bạn có thể đưa ra phương pháp học hợp lý nhất cho bản thân mình.

    >>>> Xem thêm: Gia sư Lớp 8

    1. Những kiến thức quan trọng trong chương trình Hóa học lớp 8

    Trong đó, học sinh cần quan tâm tới những kiến thức nền tảng quan trọng: Khái niệm, các công thức tính toán và các chất cụ thể

    2. Các bước để học giỏi hóa 8

    Để cải thiện môn hóa của mình, các bạn có thể thực hiện các bước sau:

    • Bước 1: Đọc kỹ nội dung kiến thức trong SGK
    • Bước 2: Học thuộc các tính chất, đặc điểm
    • Bước 3: Vận dụng vào thực tế
    • Bước 4: Hệ thống lại tất cả kiến thức

    3. Cách học giỏi hóa 8

    3.1. Tự mình làm các thí nghiệm

    Cách để nhớ bài nhanh nhất và lâu nhất đó là thực hành. Vì vậy, nếu muốn hiểu bài nhanh mà lại nhớ lâu, bạn nên thực hành các thí nghiệm, xem sự phản ứng của nó. Sau đó phân tích nguyên nhân tạo ra hiện tượng đó, từ đó liên hệ đến bài học.

    Tuy nhiên, đối với điều kiện và cơ sở vật chất của các trường ở Việt Nam thì hiếm có trường nào có thể đáp ứng được nhu cầu về phòng thí nghiệm. Do đó, cách để “chữa cháy” là bạn có thể xem các đoạn video về các hiện tượng đó và tự giải thích.

    3.2. Khi giải một bài toán hóa học phải tìm cách liên hệ với các kiến thức liên quan đến nó để nhớ lại, hồi tưởng lại

    Mọi bài tập hóa đều có sự liên quan đến các kiến thức lý thuyết đã học. Vì vậy, khi gặp dạng đề lạ, bạn đừng vội kêu khó mà hãy bình tĩnh, “lục lại trí nhớ” để có thể vận dụng các kiến thức đã học vào bài tập.

    3.3.  Rèn luyện kĩ năng tính và phản xạ tư duy

    Để học giỏi hóa, không chỉ cần kiến thức mà còn cần có kỹ năng phản xạ và tư duy để xử lý bài tập cách khéo léo. Vì vậy, bạn có thể áp dụng các phương pháp tính toán nhanh, sử dụng máy tính để làm tăng tốc độ làm bài của mình.

    Việc có những “bí kíp giải nhanh” trong tay sẽ giúp bạn giải quyết những bài tập khó và dài chỉ trong vòng vài nốt nhạc. Khi đó, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian để làm những câu khác.

    Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng các quy tắc giải nhanh này một cách quá đà. Khuyên bạn chỉ nên dùng nó khi đã hiểu và nắm chắc bản chất của nó. Nếu không bạn sẽ rất dễ rơi vào tình trạng “râu ông này cắm cằm bà kia” và sẽ bị phản tác dụng đấy.

    3.4. Nắm vững các dấu hiệu quyết định phương pháp giải

    Mỗi dạng bài hóa sẽ có một dấu hiệu đặc trưng riêng để sử dụng phương pháp hợp lý. Vì vậy, bạn cần chú ý những đặc điểm của chúng lựa chọn cách giải cho phù hợp.

    Ngoài ra, bạn cũng cần làm nhiều bài tập hơn để tham khảo nhiều cách giải cũng như nhiều dạng bài để có hướng giải riêng phù hợp nhất với bản thân.

    3.5. Nắm chắc lý thuyết và các kiến thức cơ bản

    Để giải quyết được các bài tập hóa học từ cơ bản đến nâng cao, bạn cần phải nắm vững và hiểu rõ các lý thuyết của chúng. Bạn sẽ không thể nào làm bài tập khi vẫn còn mơ hồ về bản chất của nó được.

    Việc nắm vững lý thuyết còn giúp bạn ăn điểm trong các bài kiểm tra. Vì hầu hết trong tất cả các đề thi phần lý thuyết lúc nào cũng chiếm điểm cao hơn. Ngoài ra, nó còn giúp bạn lướt nhanh qua các câu lý thuyết trong bài kiểm tra và dành thời gian nhiều hơn cho phần bài tập

    Ngoài ra, việc hiểu rõ các kiến thức cơ bản là cơ sở để bạn học tốt những phần tiếp theo và làm các bài tập từ cơ bản đến nâng cao.

    3.6.  Bài học về các chất

    Khi học hóa, mỗi chất sẽ có một đặc điểm và tính chất riêng. Vì vậy, bạn cần nắm rõ những tính chất quan trọng và đặc trưng của nó để có thể làm tốt các bài tập vận dụng.

    3.7. Bài tập hóa học

    Làm bài là cách để bạn tự ôn lại kiến thức của mình, xem mình có hiểu bài hay không. Khi làm nhiều bài tập, bạn sẽ quen với nhiều dạng đề hơn. Như vậy, lúc kiểm tra bạn cũng sẽ tự tin hơn.

    Hơn nữa, một bài tập không chỉ có một cách giải, mỗi lần làm bài tập bạn sẽ tự động trau dồi thêm cho mình những kiến thức về lý thuyết.

    Nếu chỉ học lý thuyết suông mà không vận dụng vào bài tập thì bạn sẽ chẳng thể nhớ nó được lâu và cũng không áp dụng nó vào thực tế được

    3.8. Tập trung cao độ trong giờ học

    Không ai có thể giỏi nếu như không nghe giáo viên giảng bài. Đồng ý rằng bạn có thể tự học được. Nhưng nếu tự học không có sự hướng dẫn của giáo viên thì sẽ rất khó để tiến bộ.

    Khi lắng nghe những gì thầy cô dạy ở lớp sẽ giúp bạn biết được mình chưa rõ chỗ nào và hỏi lại ngay. Tránh tình trạng để lâu và mất gốc.

    Bạn nên rèn luyện thái độ học tập tích cực bằng cách thường xuyên trao đổi, thảo luận để cho tiết học thêm sinh động, bớt nhàm chán. Nhờ đó, tinh thần của bạn cũng thấy thoải mái, bớt căng thẳng hơn và học tập hiệu quả hơn.

    3.9. Tự học ở nhà

    Thực tế, một tuần chỉ có từ 2 – 3 tiết hóa thì không thể nào thầy cô đáp ứng được kiến thức một cách đầy đủ và trọn vẹn. Vì vậy, bạn nên dành thời gian ở nhà của mình để tự học và tìm tòi thêm những thứ mới để học tốt hơn.

    Tự học ở nhà

    Tự học ở nhà

    Việc ôn lại các kiến thức tại nhà sẽ giúp bạn nhớ bài lâu hơn. Đặc biệt là có thời gian để tìm hiểu kỹ lại những phần mình hổng kiến thức để “lấp đầy” nó.

    3.10. Viết phương trình hóa học

    Đối với môn hóa, phương trình hóa học được xem như “linh hồn” của bài hóa. Vì khi có được phương trình được cân bằng hoàn chỉnh thì mọi thứ dường như sẽ dễ thở hơn.

    Đặc biệt, khi viết được đúng phương trình phản ứng, bạn mói được xem như đã hiểu bài và có thể vận dụng các giả thiết đề cho để làm bài tập.

    Vì vậy, bạn nên thuộc những phương trình hóa học để giải quyết các bài tập nhẹ nhàng hơn.

    3.11. Tìm kiếm thông tin tham khảo

    Ngoài việc học trên trường và học qua sách vở ra, bạn cần phải tư tìm hiểu và nghiên cứu các kiến thức bên ngoài thì mới có thể giỏi hơn được.

    Hơn nữa, khi tự tìm kiếm thông tin, bạn sẽ nhận thấy được sự thử thách, giúp tăng trí tò mò và sự hứng thú cho môn học.

    3.12. Chuẩn bị đầy đủ “công cụ” phục vụ cho môn học

    Các dụng cụ học hóa bao gồm: bảng tuần hoàn, máy tính, bút, sách giáo khoa, sách bài tập. Với những bài học đầu tiên, bạn không cần đi quá nhanh, chỉ cần đi chậm nhưng vững là được

    3.13. Học thuộc hóa trị và nguyên tử khối

    Hóa trị và nguyên tử khối là 2 thứ không thể tách rời và lãng quên khi học hóa. Nó xuất hiện ở tất cả các bài và nhờ nó mà các bạn có thể xác định được những tính chất cũng như đặc điểm của chúng.

    Vì vậy, để làm tốt các bài tập, bắt buộc bạn phải học thuộc 2 bảng này. Bạn có thể theo dõi cách học bên dưới.

    3.14. Sự hỗ trợ từ gia sư.

    Gia sư là biện pháp nếu bạn không thể tự học được mà phải cần người “ép” mình học. Đối với việc học gia sư, bạn sẽ được dạy những kiến thức bài bản hơn tự học, được hướng dẫn cụ thể những phần chưa hiểu,…

    4. Mẹo học hóa 8 – Cách học tốt hóa 8

    4.1. Cách học thuộc bảng hóa trị 8 nhanh nhất

    Để học thuộc bảng hóa trị, bạn có thể tham khảo bài thơ sau đây

    Kali (K), iốt (I) Hidrô (H)

    Natri với bạc (Ag), clo (Cl) một loài

    Là hoá trị (I) hỡi ai,

    Nhớ ghi cho kỹ khỏi hoài phân vân.

    Magiê (Mg) , kẽm với thuỷ ngân (Hg),

    Ôxi (O), đồng(Cu), thiếc (Sn) thêm phần bari

    Cuối cùng thêm chú canxi,

    Hoá trị II nhớ có gì khó khăn.

    Này nhôm hoá trị III lần

    In sâu trí nhớ khi cần có luôn.

    Cacbon, silic(Si) này đây,

    Có hoá trị IV không ngày nào quên.

    Sắt kia lắm lúc hay phiền,

    II, III nhớ liền nhau thôi.

    Lại gặp nitơ khổ rồi

    I, II, III, IV khi thời lên V

    Lưu huỳnh lắm lúc chơi khăm

    Xuống II lên VI khi nằm thứ IV

    Phốt pho nói đến không dư

    Có ai hỏi đến thì ừ rằng V

    Em ơi gắng học chăm

    Bài ca hoá trị cả năm cần dùng.

    4.2. Cách học thuộc bảng nguyên tố hóa học 8 – Cách học tốt hóa 8

    Dưới đây là cách học bảng nguyên tố hóa học giúp bạn mau thuộc nhất. Cùng tham khảo nhé!

    Hai ba Natri

    Nhớ ghi cho rõ

    Kali chẳng khó

    Ba chín dễ dàng

    Khi nhắc đến Vàng

    Một trăm chín bảy

    Oxi gây cháy

    Chỉ mười sáu thôi

    Còn Bạc dễ rồi

    Một trăm lẻ tám

    Sắt màu trắng xám

    Năm sáu có gì

    Nghĩ tới Beri

    Nhớ ngay là chín

    Gấp ba lần chín

    Là của anh Nhôm

    Còn của Crôm

    Là năm hai đó

    Của Đồng đã rõ

    Là sáu mươi tư

    Photpho không dư

    Là ba mươi mốt

    Hai trăm lẻ một

    Là của Thủy Ngân

    Như vậy, bài viết đã giúp bạn TOP 10+ Các Cách Học Giỏi Hóa 8 Bạn Phải Biết. Hy vọng những kiến thức mà WElearn gia sư chia sẻ có thể giúp ích cho bạn trng việc học tốt môn hóa hơn. Chúc bạn thành công nhé!

    Xem thêm các bài viết liên quan

    ? Trung tâm gia sư WElearn chuyên giới thiệu, cung cấp và quản lý Gia sư.
    ? Đội ngũ Gia sư với hơn 1000 Gia sư được kiểm duyệt kỹ càng.
    ? Tiêu chí của chúng tôi là NHANH CHÓNG và HIỆU QUẢ. NHANH CHÓNG có Gia sư và HIỆU QUẢ trong giảng dạy.