Môn Hóa lớp 12 là một trong những môn khá quan trọng và nằm trong số những môn thi đại học của khối A. Vì vậy, Nếu không nắm chắc kiến thức, bạn sẽ rất dễ làm “vụt” mất cơ hội vào ngôi trường mình mơ ước. Hiểu được điều đó, Trung tâm gia sư WElearn đã tổng hợp tất cả các cách học tốt môn Hóa 12 để giúp bạn “dễ thở” hơn khi đối mặt với những bài toán “khó nhằn. Cùng theo dõi nhé!
Tổng hợp lý thuyết 12
Chương I: Este và Lipit
- Bài số 1: Este
- Bài số 2: Lipit
- Bài số 3: Khái niệm về Xà phòng và các chất giặt rửa tổng hợp
- Bài số 4: Luyện tập về Este và Chất béo
Chương II: Cacbohidrat
- Bài số 5: Glucozơ
- Bài số 6: Saccarozơ, Tinh bột và Xenlulozơ
- Bài số 7: Luyện tập Cấu tạo và tính chất của Cacbohidrat
- Bài số 8: Thực hành Điều chế, tính chất Hóa học của Este và Cacbohidrat
Chương III: Amin, Amino Axit & Protein
- Bài số 9: Amin
- Bài số 10: Amino Axit
- Bài số 11: Peptit và Protein
- Bài số 12: Luyện tập về Cấu tạo và tính chất của Amin, Amino axit & Protein
Chương IV: Polime và vật liệu Polime
- Bài số 13: Đại cương về Polime
- Bài số 14: Vật liệu Polime
- Bài số 15: Luyện tập về Polime và vật liệu Polime
- Bài số 16: Thực hành về một số tính chất của Protein và Vật liệu Polime
Chương V: Đại cương về kim loại (KL)
- Bài số 17: Vị trí của kim loại trong bảng tuần hoàn Hóa học & cấu tạo của kim loại
- Bài số 18: Tính chất của kim loại và Dãy điện Hóa của kim loại
- Bài số 19: Hợp kim
- Bài số 20: Sự ăn mòn kim loại
- Bài số 21: Điều chế kim loại
- Bài số 22: Luyện tập về Tính chất của kim loại
- Bài số 23: Luyện tập về điều chế kim loại và sự ăn mòn của KL
- Bài số 24: Thực hành về tính chất, cách điều chế KL, sự ăn mòn KL
Chương VI: Kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ, Nhôm (Al)
- Bài số 25: KL Kiềm và các hợp chất quan trọng của KL Kiềm
- Bài số 26: KL Kiềm thổ và các hợp chất quan trọng của KL Kiềm thổ
- Bài số 27: Nhôm và các hợp chất của Nhôm (AI)
- Bài số 28: Luyện tập về tính chất của kim loại kiềm, kim loại kiềm thổ và các hợp chất liên quan
- Bài số 29: Luyện tập về tính chất của Nhôm (Al) và các hợp chất liên quan
- Bài số 30: Thực hành về tính chất của natri (Na), magie (Mg), nhôm (Al) và các hợp chất liên quan
Chương VII: Sắt (Fe) và một số kim loại quan trọng khác
- Bài số 31: Sắt (Fe)
- Bài số 32: Hợp chất của Fe
- Bài số 33: Hợp kim của Fe
- Bài số 34: Crom (Cr) và các hợp chất của Cr
- Bài số 35: Đồng (Cu) và các hợp chất của Cu
- Bài số 36: Sơ lược về Niken (Ni), Kẽm (Zn), Chì (Pb) và Thiếc (Sn)
- Bài số 37: Luyện tập về tính chất Hóa học của Fe và các hợp chất liên quan
- Bài số 38: Luyện tập về tính chất Hóa học của Cr và các hợp chất liên quan
- Bài số 39: Thực hành về tính chất của Fe, Cu và các hợp chất liên quan của Fe, Cr
Chương VIII: Cách nhận biết một số chất vô cơ
- Bài số 40: Phân biệt một số ion trong dung dịch (dd)
- Bài số 41: Cách phân biệt một số chất khí
- Bài số 42: Luyện tập về phân biệt một số chất vô cơ
Chương IX: Hóa học với các vấn đề kinh tế, xã hội, môi trường
- Bài số 43: Hóa học với các vấn đề phát triển kinh tế
- Bài số 44: Họa học với các vấn đề xã hội
- Bài số 45: Hóa học với các vấn đề về môi trường
Tổng hợp các dạng bài tập 12 thường gặp
Dạng 1: Tính chất Hóa học và tên gọi của este
- Nắm vững, vận dụng tốt các tính chất vật lý, Hóa học của este.
- Cách gọi tên este: Tên este = tên gốc hidrocacbon R’ + tên anion gốc axit (đuôi at)
Dạng 2: Các phản ứng Hóa học của este
Cần nắm vững và vận dụng tốt các tính chất lí Hóa của este và các hợp chất khác như hidrocacbon, dẫn xuất hidrocacbon (dẫn xuất halogen, ancol, andehit, axit và sự chuyển Hóa giữa chúng).
Dạng 3: Cách điều chế, nhận biết este
Nắm chắc các tính chất Hóa học của các este và tính chất riêng biệt của từng este như làm đổi màu quỳ tím, làm mất màu dung dịch brom với este có nối đôi, tạo phức với Ag+ … và phương pháp điều chế este.
Dạng 4: Bài toán về phản ứng đốt cháy este
CTTQ este: CnH2n+2-2k-2xO2x
PT tổng quát: CnH2n+2-2k-2xO2x +[(3n+1-k-3x)/2]O2 -> nCO2 + (n+1-k-x)H2O
Dạng 5: Bài toán về phản ứng thủy phân
Với este đơn chức
- Trong phản ứng thủy phân este đơn chức thì tỉ lệ nNaOH: n este = 1:1 Riêng phản ứng thủy phân este của phenol thì tỉ lệ là nNaOH: n este = 2:1
- Phản ứng thủy phân este thu được anđehit thì este phải có công thức là RCOOCH=CH–R’.
- Phản ứng thủy phân este thu được xeton thì este phải có công thức là RCOOC(R’’)=CH–R’. (R’ có thể là nguyên tử H hoặc gốc hiđrocacbon, R’’ phải là gốc hiđrocacbon ).
- Este có thể tham gia phản ứng tráng gương thì phải có công thức là HCOOR.
- Este sau khi thủy phân cho sản phẩm có khả năng tham gia phản ứng tráng gương thì phải có công thức là HCOOR hoặc RCOOCH=CH–R’.
- Nếu thủy phân este trong môi trường kiềm mà đề bài cho biết: “…Sau khi thủy phân hoàn toàn este, cô cạn dung dịch được m gam chất rắn” thì trong chất rắn thường có cả NaOH hoặc KOH dư.
- Nếu thủy phân este mà khối lượng các chất tham gia phản ứng bằng khối lượng của sản phẩm tạo thành thì este đem thủy phân là este vòng.
Với este đa chức
- Trong phản ứng thủy phân este đa chức thì tỉ lệ nNaOH: n este > 1 (Nếu T = 2 Este có 2 chức, T = 3 Este có 3 chức…)
- Este đa chức có thể tạo thành từ ancol đa chức và axit đơn chức; ancol đơn chức và axit đa chức; cả axit và ancol đều đa chức; hợp chất tạp chức với các axit và ancol đơn chức.
Dạng 6: Xác định chỉ số xà phòng Hóa, chỉ số axit, chỉ số iot của chất béo
- Số miligam KOH dùng để trung hòa lượng axit tự do trong 1 gam chất béo gọi là chỉ số axit của chất béo
- Chỉ số xà phòng của chất béo: là số miligam KOH cần để xà phòng Hóa triglixerit (tức chất béo) và trung hòa axit béo tự do trong gam chất béo.
- Chỉ số iot: là số gam iot có thể cộng vào 100 gam lipit. Chỉ số này dùng để đánh giá mức độ không no của lipit
Dạng 7: Bài toán về chất béo
Chất béo (lipit) thuộc loại este nên cũng tham gia phản ứng đặc trưng của este như phản ứng thủy phân (trong mối trường axit hay trong môi trường kiềm). Ngoài ra với lipit không no còn có phản ứng cộng như công H2, cộng Iôt…
Dạng 8: Hiệu suất phản ứng este Hóa
Có 2 cách tính hiệu suất phản ứng:
- Cách 1: Tính theo lượng chất ban đầu cần lấy
- Cách 2: Tính theo lượng sản phẩm phản ứng thu được:
Xem thêm: phản ứng este hóa
Cách làm bài thi Hóa 12
- Liệt kê những dữ liệu đề cho (số mol, khối lượng, số chất phản ứng), điều kiện phản ứng, mối quan hệ giữa các chấn và phản ứng
- Viết phương trình Hóa học và cân bằng
- Đặt ẩn hoặc đặt công thức chung đề tìm
- Áp dụng những định luật cơ bản trong Hóa học
Cách học giỏi Hóa 12
Tinh thần tự giác
Dù học bất kì môn nào thì tinh thần tự giác là rất quan trọng. Khi bạn rèn cho mình sự tự giác, cứ đúng giờ là ngồi vào bàn học th2i bạn sẽ nhanh tiến bộ hơn.
Việc tự giác có thể biến bạn từ người “mất gốc” trở thành một học sinh giỏi là chuyện hoàn toàn có thể. Vì khi bạn tự giác nghĩa là bạn đã có ý thức trong học tập. Và dĩ nhiên nó sẽ được đền đáp xứng đáng.
Đặc biệt, việc tự giác hỏi khi không biết hoặc tự giác tìm hiểu để mở rộng kiến thức của mình sẽ khiến bạn ngày càng giỏi hơn đấy!
Nắm vững lý thuyết
Để giải quyết được các bài tập Hóa học từ cơ bản đến nâng cao, bạn cần phải nắm vững và hiểu rõ các lý thuyết của chúng. Bạn sẽ không thể nào làm bài tập khi vẫn còn mơ hồ về bản chất của nó được.
Việc nắm vững lý thuyết còn giúp bạn ăn điểm trong các bài kiểm tra. Vì hầu hết trong tất cả các đề thi phần lý thuyết lúc nào cũng chiếm điểm cao hơn. Ngoài ra, nó còn giúp bạn lướt nhanh qua các câu lý thuyết trong bài kiểm tra và dành thời gian nhiều hơn cho phần bài tập
Nắm các quy tắc giải nhanh
Các quy tắc giải nhanh là một trong những yếu tố cần thiết để đậu đại học. Vì kỳ thi THPTQG hoàn toàn là trắc nghiệm 100% nên nếu bạn cứ khư khư cách giải tự luận thì khó có thể làm nhanh và chính xác được.
Việc có những “bí kíp giải nhanh” trong tay sẽ giúp bạn giải quyết những bài tập khó và dài chỉ trong vòng vài nốt nhạc. Khi đó, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian để làm những câu khác.
Tuy nhiên, bạn cũng không nên lạm dụng các quy tắc giải nhanh này một cách quá đà. Khuyên bạn chỉ nên dùng nó khi đã hiểu và nắm chắc bản chất của nó. Nếu không bạn sẽ rất dễ rơi vào tình trạng “râu ông này cắm cằm bà kia” và sẽ bị phản tác dụng đấy.
Học qua sơ đồ tư duy
Học qua sơ đồ tư duy là một phương pháp học cực kỳ hay. Như bạn đã biết, não chúng ta sẽ dễ dàng tiếp thu hình ảnh và những thứ nhiều màu sắc. Vì vậy, việc học bằng sơ đồ tư duy cũng là cách đẻ giúp bạn dễ nhớ và nhớ lâu hơn.
Hơn nữa, khi học bằng sơ đồ tư duy nghĩa là lúc đó bạn đã tự mình tóm tắt lại được những kiến thức cần nhớ, phân biệt được đâu là phần trọng tâm để tập trung hơn.
Làm nhiều bài tập
Làm bài là cách để bạn tự ôn lại kiến thức của mình, xem mình có hiểu bài hay không. Khi làm nhiều bài tập, bạn sẽ quen với nhiều dạng đề hơn. Như vậy, lúc kiểm tra bạn cũng sẽ tự tin hơn.
Hơn nữa, một bài tập không chỉ có một cách giải, mỗi lần làm bài tập bạn sẽ tự động trau dồi thêm cho mình những kiến thức về lý thuyết.
Nếu chỉ học lý thuyết suông mà không vận dụng vào bài tập thì bạn sẽ chẳng thể nhớ nó được lâu và cũng không áp dụng nó vào thực tế được
Học theo nhóm
Dù là môn nào đi nữa thì việc học theo nhóm cũng là một phương pháp cực kỳ hiệu quả để cải thiện kiến thức của mình. Vì khi học theo nhóm, mọi người giúp đỡ lẫn nhau. Nhiều cái đầu lúc nào cũng hơn một cái đầu. Ai biết phần nào chỉ phần đó sẽ cùng giúp nhau tiến bộ hơn.
Hơn thế nữa, trong quá trình học, sẽ có rất nhiều bạn không đủ can đảm để hỏi lại thầy cô. Lúc này, học nhóm là giải pháp tốt nhất giúp các bạn có thể giải đáp các thắc mắc của mình.
Ngoài ra, đối với các bạn giỏi, học theo nhóm cũng là cách để các bạn ôn và kiểm tra lại kiến thức của mình, xem mình có thực sự hiểu bài hay không. Nếu bạn hiểu bài, việc giảng bài cho người khác hiểu sẽ rất dễ dàng.
Thực hành các thí nghiệm
Cách để nhớ bài nhanh nhất và lâu nhất đó là thực hành. Vì vậy, nếu muốn hiểu bài nhanh mà lại nhớ lâu, bạn nên thực hành các thí nghiệm, xem sự phản ứng của nó. Sau đó phân tích nguyên nhân tạo ra hiện tượng đó, từ đó liên hệ đến bài học.
Tuy nhiên, đối với điều kiện và cơ sở vật chất của các trường ở Việt Nam thì hiếm có trường nào có thể đáp ứng được nhu cầu về phòng thí nghiệm. Do đó, cách để “chữa cháy” là bạn có thể xem các đoạn video về các hiện tượng đó và tự giải thích.
Như vậy, bài viết đã Mách Bạn Cách Học Tốt Hóa 12 Hiệu Quả Nhất. Hy vọng những kiến thức mà bài viết chia sẻ có thể giúp bạn học tốt môn Hóa 12 hơn. Chúc bạn thành công nhé!
Bạn đang muốn con bạn có cơ hội tiếp cận và hiểu sâu hơn về môn hóa học? Dịch vụ gia sư dạy kèm Hóa tại nhà của WElearn có thể là lựa chọn lý tưởng cho nhu cầu này. Với sự hỗ trợ chuyên môn từ gia sư giỏi Hóa, các em có thể nắm vững kiến thức hóa học một cách hiệu quả và tự tin. Bên cạnh đó gia sư còn tùy chỉnh phương pháp giảng dạy để phù hợp với trình độ và nhu cầu học tập cụ thể của từng học sinh. Điều này sẽ giúp các em tiến bộ nhanh chóng trong thời gian rất ngắn. Bạn cần book gia sư Hóa tại WElearn? Liên hệ ngay 1 trong các kênh thông tin bên dưới nhé!
- Hotline: 0906782291
- Facebook: https://www.facebook.com/welearngiasu
- Gmail: welearnvietnam@gmail.com
- Website: https://welearnvn.com/