Lấy lại mật khẩu
x
Góp ý cho Welearn
x

    Xóa Tan Nỗi Ám Ảnh Môn Hóa Với Các Cách Học Tốt Hóa 9

    05.04.2022
    WElearn Wind
    Rate this post

    Hóa học là môn học có lượng lý thuyết và bài tập kháo nhiều, đăc biệt là chương trình hóa 9. Nếu không có phương pháp học đúng đắn, các em sẽ rất dễ bị mất gốc và lên cấp 3 sẽ rất dễ “đuối”.  Vì vậy, Trung tâm WElearn gia sư chia sẻ cho bạn những cách học tốt hoá 9 để có thể xóa tan nỗi sợ hãi khi học môn hóa. Cùng theo dõi nhé!

    >>>> Xem thêm: Gia sư Lớp 9

    1. Tóm tắt các chuyên đề hóa học vô cơ và hữu cơ lớp 9

    1.1. Hóa vô cơ

    • Oxit – một số oxit quan trọng
    • Axit – một số axit quan trọng
    • Bazo – một số bazơ quan trọng
    • Muối – một số muối quan trọng
    • Kim loại – dãy hoạt động hóa học của kim loại
    • Nhôm – các hợp chất của nhôm
    • Sắt – hợp kim sắt (gang, thép)
    • Phi kim: clo, cacbon
    • Oxit cacbon, axit cacbonic và muối cacbonat
    • silic – công nghiệp silicat 

    1.2. Hóa hữu cơ

    • metan 
    • etilen 
    • axetilen
    • benzen 
    • rượu etylic
    • axit axetic
    • chất béo
    • glucozo
    • saccarozơ
    • tinh bột và xenlulozo
    • protein
    • polime

    1.3. Nội dung đại cương của từng chưng

    Để học giỏi hóa 9 trước hết học sinh phải nắm được tất cả các phương trình hóa học của từng chuyên đề. Mỗi chuyên đề (liên quan đến một chất hóa học/ nhóm chất hóa học) đều có ít nhất 10 phản ứng khác nhau cần nhớ. Bao gồm:

    • Các phản ứng đặc trưng cho tính chất hóa học của mỗi chất 
    • Phản ứng của hợp chất chứa chất đó
    • Phản ứng điều chế
    • Một số phản ứng đặc biệt 

    2. Cách viết PTHH vô cơ

    Bước 1: Nhận biết loại chất đó là đơn chất hay hợp chất

    • Cần biết loại chất tham gia phản ứng
    • Nắm rõ nguyên tắc phản ứng của chất đó

    Bước 2: Nếu là hai đơn chất phản ứng với nhau

    • Xác định hóa trị mỗi chất
    • Lấy hóa trị của chất A làm chỉ số dưới của chất B và ngược lại → Hợp chất sau phản ứng
    Cách viết PTHH

    Cách viết PTHH

    Ví dụ: Chất A có hóa trị 1, Chất B hóa trị 2 → hợp chất tạo thành: A2B

    3. Cân bằng PTHH giữa hai đơn chất 

    3.1. Hai chất phản ứng đều là đơn chất

    Ví dụ xét phương trình phản ứng: Al + O2 -> Al2O3

    Vì nhôm có hóa trị III và oxi có hóa trị II nên công thức hợp chất tạo thành là Al2O3

    Bước 1: Oxi ở vế trái là 2, oxi ở vế phải là 3. Muốn cho oxi ở 2 vế bằng nhau thì phải tìm bội chung nhỏ nhất của 2 và 3 → 6. Vậy 6 là số oxi sau khi 2 vế đã cân bằng.

    Bước 2:

    • Điền 3 vào trước O2 để có 6 oxi và điền 2 vào trước Al2O3 để có 6 oxi.
    • Lúc này, số Al ở vế phải lên 4 nhưng ở vế trái chỉ có 1 Al → thêm 4 vào Al của về trái.
    • Phương trình hoàn chỉnh: 4 Al + 3O2 -> 2 Al2O3

    3.2. Ít nhất 1 trong các chất phản ứng là hợp chất

    • Xác định xem hợp chất đó thuộc loại gì trong 4 loại dưới đây: oxit, axit, bazo hay muối.
    • Xác định các gốc đặc trưng của chất đó. 

    Cách xác định gốc đặc trưng

    • Với oxit: gồm Kim loại hay Phi kim kết hợp với Oxi. Dựa vào hóa trị của oxi để xác định hóa trị của chất còn lại
    • Với axit: gồm Hidro đứng đầu và gốc axit. Xác định hóa trị của gốc axit dựa vào số hidro trong phân tử (vì hidro hóa trị I). 
      • Ví dụ với axit H2SO4 thì SO4 là gốc axit và gốc axit này có hóa trị II
    • Với bazo: gồm kim loại đứng đầu và gốc OH. xác định hóa trị của kim loại dựa vào số nhóm OH vì hóa trị của nhóm OH là 1. 
      • Ví dụ với bazơ Ba(OH)2 thì hóa trị của bari là II
    • Với muối: gồm kim loại đứng đầu và đi sau là gốc axit. 

    Lưu ý: Không phải lúc nào số chỉ thị bên dưới của kim loại hay gốc axit cũng là hóa trị của phần còn lại. 

    Ví dụ với muối BaSO4, vì Ba và SO4 đều có hóa trị II nên số chỉ thị đã được lược bỏ, chứ không phải Ba và SO4 có hóa trị I. 

    4. Cách học tốt môn hóa 9

    4.1. Nắm chắc kiến thức lý thuyết

    Nắm vững kiến thức lý thuyết là yếu tố tiên quyết để trở thành một học sinh giỏi hóa. Vì Hóa không đơn thuần chỉ là môn bài tập mà nó còn có cả lượng kiến thức lý thuyết không hề ít. Do đó, bạn cần nắm chắc lý thuyết để làm tốt các bài tập liên quan.

    Hơn thế nữa, đối với các đề thi đại học, phần lý thuyết lúc nào cũng nhiều và dễ lấy điểm hơn bài tập. Khi vững lý thuyết, bạn sẽ giải quyết và ăn điểm những câu lý thuyết một cách nhanh chóng, dành thời gian để làm các câu khó hơn.

    Nắm chắc lý thuyết là tiền đề để giúp bạn giải quyết các bài tập từ dễ đến khó thông qua các hiện tượng và phản ứng hóa học

    4.2. Học thuộc bảng tuần hoàn và công thức

    Bảng tuần hoàn và công thức hóa học là 2 thứ bạn phải thuộc nằm lòng nếu muốn mình học giải hóa hơn. Vì trong bảng tuần hoàn có đầy đủ thông tin cũng như số liệu của các chất. Học thuộc nó là cách giúp bạn giải quyết các bài tập nhanh và gơn hơn.

    Với các công thức hóa học, có một số công thức cơ bản mà hầu như đề thi nào cũng gặp. Nếu không thuộc được tất cả công thức, ít nhất bạn nên thuộc các công thức cơ bản, vì nó thường xuất hiện hầu hết ở các đề thi và lặp đi lặp lại rất nhiều Đặc biệt là các bài dễ.

    Vì vậy, bạn nên nắm chắc công thức và thuộc bảng tuần hoàn để “ăn trọn điểm” những câu dễ, dành thời gian để làm các câu khó.

    4.3. Giải bài tập thường xuyên

    Làm bài là cách để bạn tự ôn lại kiến thức của mình, xem mình có hiểu bài hay không. Khi làm nhiều bài tập, bạn sẽ quen với nhiều dạng đề hơn. Như vậy, lúc kiểm tra bạn cũng sẽ tự tin hơn.

    Hơn nữa, một bài tập không chỉ có một cách giải, mỗi lần làm bài tập bạn sẽ tự động trau dồi thêm cho mình những kiến thức về lý thuyết.

    Nếu chỉ học lý thuyết suông mà không vận dụng vào bài tập thì bạn sẽ chẳng thể nhớ nó được lâu và cũng không áp dụng nó vào thực tế được

    4.4. Thuộc phương trình hóa học

    Đối với môn hóa, phương trình hóa học được xem như “linh hồn” của bài hóa. Vì khi có được phương trình được cân bằng hoàn chỉnh thì mọi thứ dường như sẽ dễ thở hơn.

    Học thuộc các PTHH

    Học thuộc các PTHH

    Đặc biệt, khi viết được đúng phương trình phản ứng, bạn mói được xem như đã hiểu bài và có thể vận dụng các giả thiết đề cho để làm bài tập.

    Vì vậy, bạn nên thuộc những phương trình hóa học để giải quyết các bài tập nhẹ nhàng hơn.

    4.5. Chuẩn bị đủ dụng cụ học

    Các dụng cụ học hóa bao gồm: bảng tuần hoàn, máy tính, bút, sách giáo khoa, sách bài tập. Với những bài học đầu tiên, bạn không cần đi quá nhanh, chỉ cần đi chậm nhưng vững là được

    4.6. Thường xuyên học hỏi

    Thường xuyên học hỏi để mở rộng kiến thức là yếu tố quan trọng để học tốt tất cả các môn chứ không riêng gì môn Hóa. Khi bạn chủ động trong học tập, bạn sẽ hứng thú hơn với những gì mà mình tìm hiểu và đặc biệt sẽ nhớ lâu hơn.

    Kiến thức là vô hạn, nếu chỉ học trong sách vở và nghe thầy cô giảng không thì chưa đủ. Vì vậy, ngoài những kiến thức trên trường, bạn nên học hỏi và nghiên cứu thêm những kiến thức mới bên ngoài, đặc biệt là những kiến thức thực tế để giúp mở mang đầu óc hơn.C

    4.7. Thường xuyên phát biểu 

    Thường xuyên phát biểu là cách để bạn tiếp thu bài rất tốt. Khi bạn phát biểu nghĩa là bạn đã dám nói ra ý kiến của mình thì dù đúng, dù sai cũng không quan trọng. Lúc này, thầy cô sẽ đánh giá cao thái độ tích cực học tập của bạn hơn.

    Hơn nữa, việc phát biểu sẽ giúp bạn hiểu bài và nhớ bài lâu hơn. Đặc biệt là lúc bạn phát biểu sai, thầy cô sẽ giúp bạn chỉ ra cái sai đó để sau này không còn mắc nữa.

    4.8. Học nhóm

    Dù là môn nào đi nữa thì việc học theo nhóm cũng là một phương pháp cực kỳ hiệu quả để cải thiện kiến thức của mình. Vì khi học theo nhóm, mọi người giúp đỡ lẫn nhau. Nhiều cái đầu lúc nào cũng hơn một cái đầu. Ai biết phần nào chỉ phần đó sẽ cùng giúp nhau tiến bộ hơn.

    Hơn thế nữa, trong quá trình học, sẽ có rất nhiều bạn không đủ can đảm để hỏi lại thầy cô. Lúc này, học nhóm là giải pháp tốt nhất giúp các bạn có thể giải đáp các thắc mắc của mình.

    Ngoài ra, đối với các bạn giỏi, học theo nhóm cũng là cách để các bạn ôn và kiểm tra lại kiến thức của mình, xem mình có thực sự hiểu bài hay không. Nếu bạn hiểu bài, việc giảng bài cho người khác hiểu sẽ rất dễ dàng.

    4.9. Kiên trì

    “Có công mài sắt có ngày thành công”. Kiên trì là yếu tố để giúp bạn trở thành một học sinh giỏi hóa mặc dù bạn có thông minh hay không. Chỉ cần bạn đủ kiên nhẫn và cố gắng, bạn sẽ thành công.

    Việc kiên trì nỗ lực, siêng năng làm các bài tập thường xuyên sẽ giúp bạn nâng cao kiến thức cũng như các kỹ năng của mình. Từ đó, việc tư duy của bạn cũng trở nên nhanh nhạy hơn.

    Ngoài ra, khi bạn kiên trì làm bài tập, bạn sẽ biết nhiều dạng bài hơn Khi đi thi, gặp các bài tập tương tự bạn sẽ không bị mỡ ngỡ mà giải quyết chúng một cách nhanh chóng. 

    4.10. Thực hành và liên hệ với thực tế

    Cách để nhớ bài nhanh nhất và lâu nhất đó là thực hành và liên hệ với thực tế. Vì vậy, nếu muốn hiểu bài nhanh mà lại nhớ lâu, bạn nên thực hành các thí nghiệm, xem sự phản ứng của nó. Sau đó phân tích nguyên nhân tạo ra hiện tượng đó, từ đó liên hệ đến bài học.

    Liện hệ các phản ứng hóa học với thực tế

    Liện hệ các phản ứng hóa học với thực tế

    Tuy nhiên, đối với điều kiện và cơ sở vật chất của các trường ở Việt Nam thì hiếm có trường nào có thể đáp ứng được nhu cầu về phòng thí nghiệm. Do đó, cách để “chữa cháy” là bạn có thể xem các đoạn video về các hiện tượng đó và tự giải thích.

    Như vậy, bài viết đã tổng hợp tất cả các kiến thức liên quan đến hóa 9 cũng như các bí kíp để giúp bạn Xóa Tan Nỗi Ám Ảnh Môn Hóa Với Các Cách Học Tốt Hóa 9. Hy vọng những phương pháp mà WElearn chia sẻ có thể giúp bạn học tốt môn hóa hơn. Chúc bạn thành công nhé!

    Xem thêm các bài viết liên quan

    ? Trung tâm gia sư WElearn chuyên giới thiệu, cung cấp và quản lý Gia sư.
    ? Đội ngũ Gia sư với hơn 1000 Gia sư được kiểm duyệt kỹ càng.
    ? Tiêu chí của chúng tôi là NHANH CHÓNG và HIỆU QUẢ. NHANH CHÓNG có Gia sư và HIỆU QUẢ trong giảng dạy.