Môn Văn là một trong những môn học khiến các học sinh “ngán” nhất vì có rất nhiều dữ liệu “bắt” các bạn ấy phải nhớ. Hiểu được điều đó, WElearn đã sưu tầm và tổng hợp lại tất cả những cách học và cách làm bài thi môn văn để giúp bạn tự tin hơn khi bước vào phòng thi nhé!
Cấu trúc đề thi Ngữ văn tốt nghiệp THPT
Với thời gian làm bài 120 phút gồm:
- Phần Đọc hiểu văn bản (3 điểm)
- Phần Làm văn (7 điểm)
- Câu nghị luận xã hội (2 điểm)
- Câu nghị luận văn học (5 điểm)
Các lưu ý khi làm bài thi
Phần đọc hiểu
Đối với phần này, nội dung thi sẽ xoay quanh các kiến thức về các phép tu từ, phương thức biểu đạt, nêu nội dung của đoạn trích.
Đây hầu hết là những kiến thức cơ bản và đã được học trong quá trình học trên lớp. Vì vậy, bạn cũng không cần dồn quá nhiều thời gian cho phần này. Hãy cố gắng làm đúng và nhanh nhất có thể để dành thời gian phần nhiều cho phần làm văn
Ở phần này, bạn nên dành từ 20 – 30 phút để hoàn thành nó.
Phần làm văn
Đây là phần quan trọng trong bài làm vì nó chiếm phần nhiều điểm hơn. Phân làm văn được chia thành 2 phần nhỏ là nghị luận xã hội và nghị luận tác phẩm
- Phần nghị luận xã hội chủ yếu liên quan đến các tệ nạn và hiện tượng xã hội. Đối với dạng bài này, cấu trúc chung là: Giải thích nghĩa – Biểu Hiện – Nguyên nhân – Hậu Quả – Biện pháp khắc phục.
- Phần nghị luận tác phẩm là phần quan trọng. Kiến thức bạn cần nhớ ở phần này là Tác giả, nội dung tác phẩm và đoạn trích, nghệ thuật. Đây là những nội dung chính và bắt buộc phải có trong một bài nghị luận về tác phẩm văn học.
Lưu ý: Trước khi làm bài, bạn hãy viết sơ ra nháp trước một lượt các ý cần để làm bài để khi viết vào bài thi không bị lúng túng.
Cách làm bài thi tốt môn văn
Đọc và phân tích kĩ đề
Đọc kỹ đề là điều đầu tiên cần làm khi nhận đề thi. Khi được phát đề, dù có trúng tủ hay không thì hãy vẫn giữ sự bình tĩnh để đọc và phân tích đề cẩn thận nhất. Khi đã hiểu được ý đề bài muốn nói gì, bạn cũng sẽ làm bài được tốt hơn.
Nháp dàn ý sơ giản trước khi viết
Đừng nghĩ rằng chỉ những môn tính toán mới cần nháp. Kể cả văn cũng cần đến nháp.
Trước khi làm bài, bạn cần ghi ra sẵn dàn ý và sắp xếp chúng lại theo một trình tự hợp lý nhất để tránh tình trạng sót ý hay thừa ý.
Viết văn luôn cần có luận điểm rõ ràng
Điều quan trọng khi viết văn đó là luận điểm phải rõ ràng. Hết luận điểm này, chuyển qua luận điểm khác phải xuống hàng. Các luận điểm phải được sắp xếp theo trình tự hợp lý, không thể viết lung tung được
Ngoài ra, khi triển khai ý trong các luận điểm, bạn cần xây dựng đoạn văn chặt chẽ, có bố cục rõ ràng, có câu dẫn và khi kết có câu chuyển ý khéo léo để người đọc không bị “tuột” mạch cảm xúc.
Mở bài hấp dẫn
Một mở bài hay là một khởi đầu cho sự suôn sẻ. Ông bà ta đã nói: “Đầu xuôi thì đuôi lọt”. Vì vậy, khi viết bài văn, bạn nên dồn tâm huyết của mình vào mở bài để gây được ấn tượng đầu tiên và tốt nhất đối với người chấm bài.
Với một mở bài thu hút, người chấm sẽ có xu hướng “nhẹ tay” và thiện cảm hơn với bài làm.
Nắm vững kiến thức và mức độ đề thi môn Ngữ Văn
Khi bước vào phòng thi, thứ mà bạn không thể bỏ qua đó là nắm vững kiến thức. Khi nắm vững nội dung của từng phần, từng bài học, bạn sẽ tự tin và có thể làm được mọi dạng đề dù đề khó hay dễ.
Tuân thủ chặt chẽ các nguyên tắc
Dù không nói nhưng mọi bài thi môn văn luôn có những “quy tắc ngầm” để giúp bạn dễ lấy điểm cao hơn. Một số nguyên tắc đó là:
- Hạn chế tẩy xóa
- Tránh các lỗi sai về chính tả, ngữ pháp, câu văn cộc lốc, không có chủ – vị
- Diễn đạt ý rõ ràng, không mập mờ, gây hiểu lầm cho người đọc, câu văn sau phải làm rõ ý cho câu văn trước
- Sử dụng từ ngữ đúng tình huống và hoàn cảnh
- Viết đủ ý quan trọng hơn viết dài
Phân bố thời gian làm đề thi môn Ngữ Văn hợp lý
Một lưu ý không thể bỏ qua nếu muốn làm bài thi được điểm cao đó là phải biết phân bố thời gian làm bài hợp lý.
Vì thời gian thi văn rất dài nên mọi người thường dành rất nhiều thời gian đầy cho những phần trên, dẫn đến việc thiếu hụt thời gian làm bài ở phần cuối. Do đó, khi làm bài, cần biết căn chỉnh thời gian cho phù hợp để không bị “dí”.
Rèn kỹ năng viết hàng ngày với nhiều dạng đề
Để bài làm được điểm cao thì không thể thiếu việc rèn luyện hằng ngày được. Khi luyện viết, luyện nhiều dạng đề hằng ngày sẽ đồng nghĩa với việc bạn nắm chắc các cấu trúc riêng của chúng. Nhờ vậy, bước vào phòng thi bạn cũng sẽ tự tin hơn.
Có cách mở bài chung cho các tác phẩm
Đối với mỗi dạng đề, chắc chắn sẽ có dàn ý chung cho từng dạng và dàn ý đại cương cho từng tác phẩm. Vì vậy, để tránh việc “bị đông” khi tủ đè, bạn cần nắm rõ các ý chính của bài, có một mở bài chung mà dạng nào cũng có thể áp dụng được để có thể tỉnh táo làm bài cách tốt nhất.
Chuẩn bị tinh thần thoải mái, tránh bị áp lực
Hãy nhớ rằng “Thành công trong chuẩn bị là chuẩn bị để thành công”. vì vậy, muốn đạt được điểm cao, trước hết bạn cần có sự chuẩn bị thật chu đáo vào nghiệm túc với bài thi này. Vì chẳng có ai không học chữ nào mà đạt điểm cao được.
Việc chuẩn bị ở đây vừa là tinh thần, vừa là các dụng cụ phòng đi để bạn có thể bước vào phòng với tâm thế yên tâm và thoải mái nhất.
Khi vào phòng thi, hãy bỏ hết lại những lo lắng và muộn phiền bên ngoài, chỉ mang theo kiến thức và một tinh thần thoải mái nhất. Khi đó, bạn mới có đủ tỉnh táo để làm bài thật tốt.
“Chia để trị”
Khi tiếp nhận một lúc mà quá nhiều thông tin, não bộ sẽ rất khó xử lý cùng một lúc. Khi đó, việc học bài sẽ diễn ra rất chậm. Vì vậy, thay vì “ngốn” tất cả kiến thức 1 lần, bạn hãy chia nhỏ ra từng phần, học phần nào chắc phần đó. Sau khi đã học xong các phần, bạn kiểm tra lại bằng cách hệ thống lại tất cả những gì mình đã học.
“Ăn” điểm trình bày một cách tuyệt đối
Bạn thử hình dung, một bài văn 3 4 trang giấy, giáo viên chỉ cần nhìn thấy là đã cảm thấy mệt. Vậy mà họ còn phải “căng mắt” ra để xem từng chữ của bạn vì lối trình bài thiếu khoa học. Thì điểm thấp là chuyện dễ hiểu.
Ấn tượng ban đầu rất quan trọng. Một bài làm gọn gàng, sạch sẽ, chắc chắn sẽ tạo cho người chấm bài sự thoải mái hơn. Nhờ vậy mà bài làm cũng sẽ được đánh giá cao hơn.
Văn viết dài sẽ bị trừ điểm?
Có khá nhiều “lời đồn” về trường hợp này. Tuy nhiên, nó không hẳn là đúng. Trường hợp này chỉ xảy ra khi bạn viết dài nhưng vẫn thiếu ý, lời văn lê thê, không cô đọng được những ý chính cần thiết.
Tuy nhiên, người chấm bài cũng không nên quan trọng bài văn dài hay ngắn, cái mà họ để tâm đến là bài làm của bạn có đủ ý hay không. Vì vậy, bài dài cũng chưa chắc được điểm cao nếu không biết diễn đạt các ý cho đúng yêu cầu.
Cách xử lý khi bị “lệch tủ” hoặc rơi vào bài chưa ôn kĩ.
Là học sinh, chắc chắn sẽ có lúc bị lệch tủ,. Và đây cũng là điều không ai muốn gặp. Trong trường hợp này, điều bạn cần làm là giữ bình tĩnh cho bản thân để nhớ lại những gì còn sót lại trong đầu bạn về đề thi.
Đối với môn văn, “có chữ là có điểm”, vì vậy, bạn không nên bỏ trắng nguyên bài, hãy làm hết sức có thể. Đặc biệt là những phần đọc hiểu. Vì nó là “cớ” để bạn có thể ăn điểm và “vớt” lại phần làm văn.
Đối với bài tập làm văn, nếu lệch tử, bạn đừng lo lắng, hãy cố gắng viết cho được mở bài và kết bài. Vì mỗi phần đều có điểm riêng của nó. Đây là cơ hội của bạn đấy.
- Phần mở bài, nếu không biết gì về tác phẩm, bạn hãy nêu những nét chung nhất để không bị giám thị đánh sai kiến thức.
- Phần kết bài, bạn chỉ cần biết tác phẩm đó nói về điều gì và nêu lên bài học trách nhiệm của bản thân là được
Bên cạnh đó, bạn cũng cần nắm chắc dàn ý đại cương của từng dạng để để có thể xử lý bài thi một cách khéo léo nhất nếu bị “tủ đè”
Như vậy, bài viết đã Bật Mí Top 14 Cách Làm Bài Thi Môn Văn Tốt Nhất Để Được Điểm Cao. Hy vọng những thông tin mà Trung tâm gia sư WElearn chia sẻ có thể giúp ích cho bạn trong việc làm bài thi môn văn tốt hơn nhé!
TRUNG TÂM GIA SƯ WELEARN
- Địa chỉ 1: 38 Đ. Số 23, Linh Chiểu, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Địa chỉ 2: 104 Hồ Văn Tư, Trường Thọ, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Hotline: 0906782291
- Mail: welearnvietnam@gmail.com
- Website: https://welearnvn.com/
- Fanpage: WELearn Gia Sư