Lấy lại mật khẩu
x
Góp ý cho Welearn
x

    Top 7 Cách Ôn Thi Đại Học Khối A Hay Và Hiệu Quả Nhất

    10.03.2022
    WElearn Wind
    5/5 - (1 vote)

    Khối A là khối hầu như được các bạn học sinh chọn nhiều nhất vì độ phổ biến của ngành nghề cũng như các trường đại học. Hầu như dân khối A nếu học hành một cách nghiêm túc thì khi ra trường sẽ rất dễ có việc làm. Vậy đâu là cách ôn thi đại học khối A, hiệu quả? Cấu trúc đề thi khối A mới nhất 2021 và các chiến lược khi làm đề thi khối A? Cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!

    >>>> Xem thêm: Gia sư luyện thi Đại Học tại nhà

    1. Khối A gồm những môn thi nào?

    Khối A cơ bản chỉ gồm A00 là Toán – Lý – Hóa và A01 là Toán – Lý – Anh. Tuy nhiên, theo sự phát triển đa dạng về ngành học, khối A được nâng cấp lên với 18 tổ hợp gồm

    • Khối A00 (Toán, Vật lí, Hóa học).
    • Khối A01: (Toán, Vật lí, Tiếng Anh).
    • Khối A02: (Toán, Vật lý, Sinh học).
    • Khối A03: (Toán, Vật lí, Lịch sử).
    • Khối A04: (Toán, Vật lí, Địa lý).
    • Khối A05: (Toán, Hóa học, Lịch sử).
    • Khối A06: (Toán, Hóa học, Địa lý).
    • Khối A07: (Toán, Lịch sử, Địa lý).
    •  Khối A08: (Toán, Lịch sử, Giáo dục công dân).
    • Khối A09: (Toán, Địa lý, Giáo dục công dân).
    • Khối A10: (Toán, Lý, Giáo dục công dân).
    • Khối A11: (Toán, Hóa, Giáo dục công dân).
    • Khối A12: (Toán, Khoa học tự nhiên, Khoa học xã hội).
    • Khối A14: (Toán, Khoa học tự nhiên, Địa lý).
    • Khối A15: (Toán, Khoa học tự nhiên, Giáo dục công dân).
    • Khối A16: (Toán, Khoa học tự nhiên, Ngữ văn).
    • Khối A17: (Toán, Vật lý, Khoa học xã hội).
    •  Khối A18: (Toán, Hoá học, Khoa học xã hội).

    2. Cấu trúc đề thi khối A mới nhất 2021

    2.1. Môn toán

    Kiến thức theo lớp

    • Toán 12: 45 câu, chiếm 90%
    • Toán 11: 05 câu, chiếm 10%.

    Cấu trúc đề thi môn Toán 2021

    • Chương Ứng dụng đạo hàm để khảo sát hàm số: 10 câu.
    • Chương Hàm số lũy thừa, mũ và logarit: 8.
    • Chương Nguyên hàm, tích phân và ứng dụng: 7.
    • Chương Số phức: 6.
    • Chương Khối đa diện: 3.
    • Chương Khối tròn xoay: 3.
    • Chương Hình không gian Oxyz: 8.
    • Các nội dung thuộc lớp 11: 5 câu, trong đó:
      • Cấp số cộng, cấp số nhân : 1.
      • Tổ hợp, xác suất: 2.
      • Hình học không gian 11 (góc, khoảng cách): 2.
    Ma trận đề minh họa môn Toán

    Ma trận đề minh họa môn Toán

    2.2. Môn lý

    Chương trình lớp 12: 90%

    • Dao động cơ: 6 câu
      • Nhận biết: 2 câu
      • Thông hiểu: 1 câu
      • Vận dụng: 1 câu
      • Vận dụng cao: 2 câu
    • Sóng cơ: 5 câu
      • Nhận biết: 2 câu
      • Thông hiểu: 1 câu
      • Vận dụng: 1 câu
      • Vận dụng cao: 1 câu
    • Sóng điện từ: 3 câu
      • Nhận biết: 1 câu
      • Thông hiểu: 1 câu
      • Vận dụng: 1 câu
    • Điện xoay chiều: 7 câu
      • Nhận biết: 2 câu
      • Thông hiểu: 2 câu
      • Vận dụng cao: 3 câu
    • Sóng ánh sáng: 5 câu
      • Nhận biết: 2 câu
      • Thông hiểu: 1 câu
      • Vận dụng: 1 câu
      • Vận dụng cao: 1 câu
    • Lượng tử ánh sáng
      • Nhận biết: 1 câu
      • Thông hiểu: 2 câu
      • Vận dụng: 1 câu
      • Vận dụng cao: 1 câu
    • Vật lý hạt nhân: 5 câu
      • Nhận biết: 2 câu
      • Thông hiểu: 2 câu
      • Vận dụng: 1 câu
    • Điện tích, điện trường: 1 câu (thông hiểu

    Chương trình lớp 11: 10%

    • Dòng điện không đổi: 1 câu (vận dụng)
    • Từ trường, cảm ứng điện từ: 1 câu (thông hiểu)
    • Quang học: 1 câu (vận dụng)

    2.3. Môn hóa

    Sự điện li: 1 câu (thông hiểu)

    Cacbon Silic: 1 câu (nhận biết)

    Đại cương hóa học hữu cơ: 3 câu

    • Thông hiểu: 1 câu
    • Vận dụng 2 câu

    Ancol Phenol: 1 câu (vận dụng)

    Andehit – Axit cacbonsilic: 1 câu (vận dụng cao)

    Este – Lipit: 5 câu

    • Nhận biết: 1 câu
    • Vận dụng: 3 câu
    • Vận dụng cao: 1 câu

    Cacbonhydrat: 2 câu

    • Thông hiểu: 1 câu
    • Vận dụng: 1 câu

    Amin – Aminoaxit – Peptit: 3 câu

    • Nhận biết: 1 câu
    • Thông hiểu: 1 câu
    • Vận dụng cao: 1 câu

    Polime: 2 câu

    • Nhận biết: 1 câu
    • Thông hiểu: 1 câu
    Cấu trúc đề thi môn hóa

    Cấu trúc đề thi môn hóa

    Đại cương kim loại: 5 câu

    • Nhận biết: 1 câu
    • Thông hiểu: 1 câu
    • Vận dụng: 1 câu
    • Vận dụng cao: 2 câu

    Kiềm – kiềm thổ – nhôm: 6 câu

    • Nhận biết: 2 câu
    • Thông hiểu: 1 câu
    • Vận dụng: 2 câu
    • Vận dụng cao: 1 câu

    Sắt và Crom – Hợp chất của nó: 3 câu

    • Nhận biết: 2 câu
    • Vận dụng: 1 câu

    Phân biệt – nhận biết hợp chất: 3 câu

    • Nhận biết: 1 câu
    • Vận dụng: 2 câu

    Tổng hợp hóa hữu cơ, vô cơ: 2 câu

    • Nhận biết: 1 câu
    • Vận dụng: 1 câu

    Hình vẽ thí nghiệm: 1 câu (vận dụng)

    Bài toán đồ thị: 1 câu (vận dụng)

    3. Cách ôn thi đại học hiệu quả khối A

    3.1. Luôn tạo tâm lý ôn thi thoải mái nhất

    Thực tế, có rất nhiều bạn có lực học rất tốt nhưng do quá căng thẳng nên lúc làm bài thi thật lại không được điểm cao. Chính vì vậy, khi ôn thi, bạn không nên quá đặt nặng việc điểm số, cứ bình tĩnh và tin vào năng lực của mình. Chỉ cần bạn đủ cố gắng, mọi thứ sẽ ổn thôi.

    Khi ôn bài, bạn nên làm những đề vừa sức và nâng dần lên chứ không nên làm ngay những đề khó. Vì nó sẽ khiến bạn dễ nản và áp lực hơn rất nhiều.

    3.2. Nắm chắc kiến thức cơ bản

    Khi nắm chắc những kiến thức cơ bản, bạn sẽ dễ dàng lướt qua những câu dễ, câu “ăn điểm” để dành thời gian làm những câu khó hơn.

    Ngoài ra, việc nắm chắc kiến thức cơ bản còn giúp bạn giải quyết được những bài ở mức độ vận dụng và vận dụng cao.

    Để hệ thống lại được những kiến thức cơ bản, bạn nên lấy giấy bút, ghi lại những kiến thức trọng tâm nhất của từng môn. Như vậy, bạn sẽ dễ học và dễ hiểu hơn, tránh tình trạng học lan man.

    3.3. Làm bài tập thật nhiều

    Làm bài tập thật nhiều là cách để giúp bạn hiểu bài hơn. Biết được mình hổng kiến thức chỗ nào, mình làm tốt phần nào. Từ đó lập được kế hoạch ôn thi một cách hiệu quả.

    Hơn nữa, đề thi hiện nay là đề trắc nghiệm, nếu bạn không làm bài tập, giải đề thường xuyên, bạn sẽ không thể quen được cấu trúc đề, để phân bố thời gian làm bài cho hợp lý.

    Ngoài ra, bạn nên nắm rõ cấu trúc đề thi theo thông báo của Bộ giáo dục, làm tốt các đề thi tham khảo để nắm được cách ra đề. Việc này giúp bạn có thể làm chủ được thời gian làm bài.

    3.4. Lên kế hoạch ôn thi cho từng môn học

    Đối với từng môn học, bạn cần có lộ trình học cho mỗi môn cụ thể. Vì từng môn sẽ có những khó khăn và thuận lợi riêng. Tuy nhiên, bạn nên cân nhắc, phân chia thời gian học cho hợp lý để tránh việc quá tập trung vào môn này mà lại “bỏ quên” môn kia.

    Môn toán

    • Nắm chắc kiến thức cơ bản, có thể học theo chuyên đề
    • Không được phép học tủ môn toán
    • Đặt mục tiêu rõ ràng để cố gắng
    • Ứng dụng tối đa việc sử dụng máy tính Casio
    Lên kế hoạch học tập cho môn toán

    Lên kế hoạch học tập cho môn toán

    Môn Lý

    • Nắm vững lý thuyết trong sách giáo khoa
    • Làm thành thạo những bài tập dạng cơ bản
    • Chia bài học ra thành từng chuyên đề
    • Làm nhiều bài tập để biết được mình còn chưa hiểu phần nào
    • Học thêm nhiều cách bấm máy tính để tiết kiệm thời gian
    • Phân bố thời gian làm bài hợp lý

    Môn Hóa

    • Làm tốt những bài tập và lý thuyết ở mức nhận biết và thông hiểu
    • Tham khảo đề thi của 3 năm gần nhất
    • Làm chủ các kiến thức cơ bản
    • Đặt mục tiêu lỗ trình học rõ ràng
    • Rèn luyện sự cẩn thận khi làm bài
    • Đặt mục tiêu điểm số rõ ràng
    • Phân bố thời gian làm bài hợp lý
    • Không để mất điểm đáng tiếc với những câu hỏi lý thuyết

    3.5. Tập làm quen với phương pháp làm bài trắc nghiệm ngay từ lớp 11

    Cách để làm bài “mượt mà” là luyện tập nhiều hơn. Tuy nhiên, hầu hết ở các trường THPT, đề thi không hoàn toàn là đề trắc nghiệm mà theo tỷ lệ 7:3 hoặc 6:4. Vì vậy, các bạn sẽ không quen với đề 100% trắc nghiệm.

    Do đó, bạn nên luyện tập làm trắc nghiệm ngay khi còn học lớp 10, 11 để “quen tay”. Như vậy, khi lên 12 và thi Đại học sẽ đỡ bỡ ngỡ.

    Nếu như lên lớp 12 mới tập làm quen với những bài trắc nghiệm, bạn sẽ rất khó khăn để thành thạo nó. Vì làm trắc nghiệm hoàn toàn khác tự luận. Nó cần có kỹ năng làm bài và kỹ năng phân phối thời gian hiệu quả.

    3.6. Sử dụng sơ đồ tư duy trong phương pháp học

    Học qua sơ đồ tư duy giúp bạn hệ thống được những kiến thức trọng tâm, giảm được tối đa việc học lan man.

    Ngoài ra, theo nghiên cứu, học thông qua sơ đồ tư duy có hiệu quả khá cao. Vì con người thường hứng thú với nhiều hình ảnh, màu sắc nên nếu sơ đồ càng sinh động thì càng dễ học và nhớ lâu hơn.

    3.7. Dành thời gian để nghỉ ngơi

    Không gì có thể vượt lên ưu tiên về sức khỏe của bạn. Vì vậy, dù ôn thi nhưng bạn nên sắp xếp thời gian để nghỉ ngơi, thư giãn.

    Nếu học quá nhiều mà không để não “giải lao” thì nó sẽ “bội thực” mất. Khi bạn nhồi nhét quá nhiều kiến thức mà không có thời gian thả lỏng để nó tiếp thu thì mọi thứ xem như “công cốc”.

    Hơn nữa, quá trình ôn thi dù rất quan trọng nhưng nếu bạn dồn quá nhiều sức vào nó thì khi thi thật bạn sẽ dễ kiệt sức và làm bài không có hiệu quả.

    Trước ngày thi 1 đến 2 ngày, bạn nên “bỏ” hết mọi thứ, không nên học bất kì môn nào vào những ngày đó, giúp não bạn thư giãn để khi thi “chiến” thật tốt nhé!

    Như vậy, trung tâm gia sư WElearn đã tổng hợp lại cho bạn hết tất cả những thông tin cơ bản về khối A cũng như Top 7 Cách Ôn Thi Đại Học Khối A Hay Và Hiệu Quả Nhất. Hy vọng những điều ở trên có thể giúp bạn đưa ra chiến lược ôn thi hợp lý, Chúc bạn thành công nhé!

     

    ? Trung tâm gia sư WElearn chuyên giới thiệu, cung cấp và quản lý Gia sư.
    ? Đội ngũ Gia sư với hơn 1000 Gia sư được kiểm duyệt kỹ càng.
    ? Tiêu chí của chúng tôi là NHANH CHÓNG và HIỆU QUẢ. NHANH CHÓNG có Gia sư và HIỆU QUẢ trong giảng dạy.