? Trung tâm gia sư WElearn chuyên giới thiệu, cung cấp và quản lý Gia sư.
? Đội ngũ Gia sư với hơn 1000 Gia sư được kiểm duyệt kỹ càng.
? Tiêu chí của chúng tôi là NHANH CHÓNG và HIỆU QUẢ. NHANH CHÓNG có Gia sư và HIỆU QUẢ trong giảng dạy.
Khi trẻ ở mẫu giáo hoạt động chủ yếu là chơi, không phải bị uốn nắn theo khuôn phép quá nhiều. Tuy nhiên, khi vào lớp 1 trẻ phải ngồi yên suốt giờ học và tập trung nghe Thầy/Cô giảng bài. Ít nhiều trẻ sẽ cảm thấy khó chịu trong người và trở nên “nổi loạn hơn”. Vì vậy việc chuẩn bị tâm lý cho trẻ vào lớp 1 là điều cần thiết và nên thực hiện.
>>>> Xem thêm: Bảng giá gia sư dạy kèm tại nhà mới nhất
Ở độ tuổi này trẻ rất hiếu động ham chơi, thích những đồ màu sắc và mới lạ. Nhưng song song đó lại rất nhanh chán, sự tập trung của trẻ không bền vững. Trẻ chưa thể ngồi yên một thời gian dài và dễ bị xao nhãng trong lúc học tập.
Trẻ chưa hình thành được ý niệm về thời gian chỉ nhận biết qua các dấu hiệu. Ví dụ như trong trường nhiều lớp mẫu giáo cùng học thì khi thấy một lớp nào đó được ra về nghĩa là chúng cũng sắp được về nhà.
Trẻ ở giai đoạn này chủ yếu thực hiện theo yêu cầu của người lớn, chưa có ý thức tự giác. Trẻ ngoan ngoãn học bài để được mẹ chở đi siêu thị, trẻ chăm chú làm bài để đạt được phần thưởng cuối năm. Hay lấy đồ dùng giúp ba, mẹ để được cho tiền mua đồ chơi mà trẻ thích.
Thật dễ dàng trả lời khi hỏi trẻ hôm qua con xem phim hoạt hình gì. Nhưng quá khó để trẻ nhớ và đọc đúng 4 chữ cái đã dạy trước đó. Đây là thực trạng khiến nhiều ba, mẹ thường xuyên “nổi trận lôi đình”.
Quý phụ huynh sẽ dễ dàng bắt gặp tình huống: trẻ đang ngồi trên bàn học đùng một phát trẻ chạy ra cửa khi có bạn đến thăm. Việc học với trẻ thời điểm này chỉ là “tùy hứng”. Trẻ chưa ý thức được giới hạn giữa chơi và học nên khó khăn trong việc phân bổ thời gian phù hợp.
Khóc giây trước nhưng đã cười giây sau. Người lớn hay có câu “vô tư như trẻ con” quả không sai. Nhất là ở độ tuổi này, trẻ dễ xúc động cũng dễ giận dỗi. Khi ba, mẹ cấm trẻ đi chơi thì trẻ òa khóc ngay lập tức nhưng khi được “dụ” xem tivi trẻ liền “nín dứt” tức khắc.
Có thể nói vào lớp 1 là một thử thách bắt đầu làm người lớn của trẻ. Từ việc tùy hứng chơi đùa chuyển sang học tập những điều trừu tượng. Sự thay đổi khá mạnh mẽ này ít nhiều gây ảnh hưởng tâm lý đến các em. Do vậy phụ huynh nên chuẩn bị tâm lý cho trẻ vào lớp 1 để trẻ không bị “shock”
Trước khi vào học quý phụ huynh cần “kích thích” đam mê đến lớp của trẻ.
Kể cho trẻ nghe những điều thú vị ở trường: được gặp nhiều bạn bè, có cô giáo dạy vẽ học hát, có nhiều đồ chơi, trò chơi ở lớp,…
Mua cho trẻ những đồ dùng học tập bắt mắt: ba, mẹ hãy chuẩn bị cho trẻ những cây bút chì có những hình dạng lạ mắt, balo có hình siêu nhân cho bé trai hoặc hình búp bê cho bé gái, hộp đựng viết có hình dạng đặc biệt,…
Kích thích sự tò mò của trẻ: bắt đầu với những điều trẻ thích bằng cụm từ “đến trường con sẽ…” hay “đến trường con được…” để tránh làm trẻ sợ đến trường.
“Uốn cây từ thuở còn non,
Dạy con từ thuở con còn ngây thơ”
Quen với tự do, muốn nói hay làm gì đều được nhưng vào lớp 1 buộc trẻ phải tuân thủ giờ giấc, không đùa nghịch trong giờ học đây là cả một sự nỗ lực rất lớn của trẻ. Vì vậy, khi trẻ không hoàn thành nhiệm vụ quý phụ huynh không nên phạt trẻ thay vào đó hãy nói với trẻ nếu trẻ làm tốt hơn ba, mẹ sẽ dẫn con đi siêu thị chẳng hạn.
Khi trẻ không vui hay cáu giận hãy hỏi trẻ nguyên nhân. Giúp trẻ kịp thời có những suy nghĩ đúng đắn hơn. Trẻ còn nhỏ chưa nhận thức được nhiều nên quý phụ huynh cần uốn nắn trẻ từng bước một.
Đây là thời điểm hình thành nền tảng giáo dục. Không thể một sớm một chiều là xong. Vì thế để trẻ phát triển toàn diện và hoàn thiện tiến trình phát triển phụ huynh cần kiên nhẫn hơn nữa.
Trước khi học được điều mới phụ huynh cần giúp trẻ 2 điều. Thứ nhất, trẻ phải diễn đạt được điều mình muốn nói cho người lớn hiểu. Thứ hai, trẻ biết tiếp thu và hiểu được lời nói của người khác nói.
Lúc 2-3 tuổi là thời điểm trẻ bắt đầu phát triển kỹ năng nói. Lúc này bố mẹ hãy thường xuyên trò chuyện với trẻ, hoặc miêu tả những đồ vật trong nhà rồi nhắc trẻ đọc theo. Dần dần hướng dẫn trẻ nói hoàn chỉnh một câu dài khi trẻ muốn lấy đồ vật gì đó hoặc muốn ăn món ăn theo ý muốn của chúng.
Việc cho trẻ học trước tuổi là điều không nên. Tuy nhiên, hướng dẫn trẻ 1-2 phép toán hoặc tập viết một vài chữ cái hằng ngày là điều rất bình thường.
Việc quan trọng không phải là trẻ bắt buộc phải nhớ mà là giúp trẻ có cái nhìn dần quen với hình ảnh chữ cái và con số. Một lần chắc chắn là không nhớ nhưng có thể 2, 3 hay 4 ngày. Hình ảnh dần khắc trong tâm trí trẻ giúp trẻ nhớ một cách tự nhiên hơn.
Nếu quý phụ huynh có điều kiện nên thuê gia sư để bé chuẩn bị vào lớp 1. Điều này sẽ giúp trẻ rất nhiều về thói quen cũng như ý niệm về việc học:
Trẻ con như trang giấy trắng, nếu hiểu đúng ý các em thì việc các em để cho quý phụ huynh viết lên trang giấy đó không khó. Trẻ thích gì là làm đó, không thích là không làm, nhưng “bị dụ dỗ” sẽ làm. Bố mẹ hãy bắt đầu dạy từ điều con thấy hứng thú. Sau đó dần dần uốn nắn trẻ theo khuôn khổ phép tắc.
Trên đây là một số chia sẻ của Trung tâm gia sư WELearn về việc chuẩn bị tâm lý cho trẻ vào lớp 1. Nếu quý phụ huynh cần sự hỗ trợ của gia sư Lớp 1 thì hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cặn kẽ hơn. WElearn luôn lắng nghe và tiếp thu ý kiến của các bậc phu huynh vì tương lai của trẻ.
WElearn Gia Sư
Văn phòng chính: 38 Đường số 23, Linh Chiểu, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0789882291
Mail: welearnvietnam@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/welearngiasu
? Trung tâm gia sư WElearn chuyên giới thiệu, cung cấp và quản lý Gia sư.
? Đội ngũ Gia sư với hơn 1000 Gia sư được kiểm duyệt kỹ càng.
? Tiêu chí của chúng tôi là NHANH CHÓNG và HIỆU QUẢ. NHANH CHÓNG có Gia sư và HIỆU QUẢ trong giảng dạy.
Bài viết cùng chủ đề