Công Thức Axit Glutamic C₅H₉O₄N | Công Dụng & Cách Dùng

Rate this post

Axit Glutamic là một axit amin có sẵn trong động thực vật. Để tìm hiểu rõ hơn về công thức Axit Glutamic cũng như công dụng, cách nhận biết và điều chế, hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây nhé!

Khái niệm axit glutamic là gì?

Axit glutamic là một α-amino axit với công thức hóa học: C5H9O4N

Là acid amin cần thiết cho các hoạt động cơ thể của con người, giúp chuyển hóa tế bào thần kinh và các chức năng não của con người

Mononatri glutamat (tiếng Anh: monosodium glutamate, viết tắt MSG), thường được gọi bột ngọt hoặc mì chính, là muối natri của axit glutamic.

Công thức phân tử và công thức cấu tạo của axit glutamic

Công thức phân tử: C5H9O4N

Công thức cấu tạo: HOOC-CH(NH2)-(CH2)2-COOH

Tính chất của axit glutamic

Tính chất vật lý của axit glutamic

  • Trạng thái tự nhiên: tinh thể trắng
  • Khối lượng riêng: 1.4601 (20 °C)
  • Khối lượng phân tử: 147
  • Điểm nóng chảy: 199 °C phân hủy
  • Độ axit (pKa): 2.10, 4.07, 9.47
  • Công thức phân tử: C5H9O4N
  • Công thức cấu tạo: HOOC-CH(NH2)-(CH2)2-COOH
Công thức Glutamic
Công thức Glutamic
  • Ký hiệu: Glu
  • Tên gọi:  
    • Axit 2-Aminopentanedioic (theo IUPAC)
    • Axit 2-Aminoglutaric (tên gọi khác)
  • Tên thường gọi: Axit Glutamic ( thường viết tắt là Glu)

Tính chất hóa học của axit glutamic

Vì vừa có nhóm axit (-COOH_ và nhóm bazo (-NH2) nên glutamic là amino axit lưỡng tính, thể hiện tính axit và bazơ. Vì vậy, nên nó có các tính chất hóa học sau:

  • Có tính axit nên nó làm đổi màu quỳ tím
  • Tác dụng với dung dịch bazơ (do có nhóm COOH)
    • HCOO(CH2)2CH(NH2)COOH + NaOH →NaOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COONa + H2O
  • Tác dụng với dung dịch axit (do có nhóm NH2)
    • COO(CH2)2CH(NH2)COOH + HCl →ClH3-C3H5(COOH)2
  • Phản ứng este hóa nhóm COOH
    • HOCOC3H5(NH2)COOH + C2H5OH → HOCOC3H5(NH2)COOC2H5 + H2O
  • Tác dụng với axit mạnh tạo muối:
    • HCOO(CH2)2CH(NH2)COOH + HCl →ClH3-C3H5(COOH)2

Nhận biết axit glutamic

Dưới đây là 2 cách nhận biết axit glutamic phổ biến nhất

  • Là chất rắn màu trắng, tan trong nước.
  • Mang tính chất của axit nên có thể làm đổi màu quỳ tím

Một số thông tin về thuốc Axit Glutamic

Chỉ định của axit glutamic

Axit Glutamic là một chất gây tác động đến thần kinh. Bạn có thể dùng thuốc để điều trị các bệnh suy nhược thần kinh như

  • Mất ngủ.
  • Nhức đầu, chóng mặt.
  • Ù tai.
  • Điều trị tình trạng suy sụp thần kinh, mệt mỏi, suy nhược cơ thể và tinh thần

Tuy nhiên, sử dụng Axit Glutamic quá nhiều cũng gây ảnh hưởng đến thần kinh, không tốt cho sức khỏe. Nên sử dụng trong lượng chỉ định của bác sĩ.

Chống chỉ định

Axit Glutamic được chống chỉ định cho các trường hợp sau:

  • Dị ứng với axit glutamic ở mức độ mẫn cảm nặng
  • Phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú hoặc những phụ nữ đang có kế hoạch mang thai.
  • Không dùng trên trẻ em và người cao tuổi (> 60 tuổi).
  • Không dùng cho những người bị suy gan

Cách dùng thuốc hiệu quả

  • Dùng thuốc có sự hướng dẫn của bác sĩ
  • Dùng dưới dạng Viên nang, viên nén.
  • Nên dùng thuốc với một cốc nước.
  • Chỉ dùng với người lớn với liều lượn là 1 viên x 3 lần/ngày.
  • Không tự ý thay đổi hay ngưng thuốc đột ngột → giảm tác dụng của thuốc → gây ra tác dụng phụ

Các tác dụng phụ có thể xảy ra

Các tác dụng phụ khi dùng thuốc Axit Glutamic là:

  • Buồn ngủ, dễ quên.
  • Thay đổi tâm trạng.
  • Thường xuyên có cảm giác khát nước
  • Ăn mất cảm giác ngon miệng
  • Nhức đầu, chóng mặt.
  • Gây tình trạng buồn nôn.
  • Cảm thấy nóng bất thường.
  • Nóng, đỏ, hoặc cảm giác ngứa ran, tê.
  • Cảm giác lạnh, ấm, đau, hoặc nóng đốt ở nơi bị tiêm thuốc.

Tương tác khi dùng chung với thuốc axit glutamic

Cho đến hiện tại, vẫn chưa thấy có báo cáo về các phản ứng xảy ra khi dùng axit glutamic với các thuốc khác.

Tuy nhiên, để đảm bảo sức khỏe và giảm các tác dụng phụ, khi có ý định dùng chung với các thuốc khác bạn nên hỏi trước ý kiến của bác sĩ

Những lưu ý khi dùng axit glutamic

Không dùng thuốc với liều lượng thấp hoặc cao hơn chỉ định trong thời gian kéo dài.

Lưu ý khi dùng thuốc Axit Glutamic
Lưu ý khi dùng thuốc Axit Glutamic

Để không bị kích ứng dạ dày, có thể ăn thức ăn khi uống kèm thuốc.

Vì tác dụng phụ khi dùng thuốc axit Glutamic là dễ mất nước nên khi sử dụng, bạn cần uống một cốc nước đầy.

Xử trí khi quá liều

Khi sử dụng quá liều, bạn cần thực hiện các việc sau đây:

  • Báo ngay với người thân để có thể hỗ trợ kịp thời
  • Đến trạm y tế hoặc bệnh viện gần nhất để ược cấp cứu và hỗ trợ kịp thời
  • Trong trường hợp còn tỉnh táo, bạn nhớ đem theo thuốc đã sử dụng để có thể nhận được những lời khuyên cũng như hỗ trợ tốt nhất của bác sĩ

Xử trí khi quên một liều axit glutamic

Khi lỡ quên một liều thuốc axitglutamic, bạn có thể áp dụng như sau:

  • Dùng ngay liều thuốc đã quên
  • Không dùng gấp đôi thuốc trong 1 lần uống vì để bù vào phần đã quên

Cách bảo quản

  • Để xa tầm tay trẻ em
  • Bảo quản thuốc ở nơi khô ráo, thoáng mát. Tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh sáng hoặc để thuốc ở những nơi ẩm ướt.
  • Nhiệt độ bảo quản tốt nhất là 15 – 30ºC.
  • Đọc kỹ hướng dẫn trước khi dùng.
  • Không dùng thuốc có dấu hiệu ẩm mốc hoặc thay đổi màu sắc hay thuốc hết hạn

Điều chế axit glutamic

Trong thực tế sản xuất, người ta dùng rỉ đường lên men để sản xuất axit glutamic

Ứng dụng và Công dụng của axit glutamic

Ứng dụng

  • Lá một trong các acid amin quan trọng trong cơ thể. Đóng vai trò rất lớn trong quá trình
  • Tăng trưởng,
  • Chuyển hóa tế bào thần kinh vào vỏ não
  • Các chức năng não của con người.
  • Dùng để điều trị các trường hợp suy nhược thần kinh
  • Trẻ em phát triển kém về cơ thể hoặc trí óc,
  • Rối loạn các chức năng gan, hôn mê gan,..

Công dụng

  • Điều trị các triệu chứng suy nhược thần kinh: căng thẳng mất ngủ, gây nhức đầu, ù tai, làm chóng mặt. Các tình trạng thần kinh mệt mỏi, suy nhược thể lực.
  • Được sử dụng bởi hầu hết các sinh vật sống trong quá trình sinh tổng hợp ra protein.

Bài tập về axit glutamic

Bài 1: Cho 0,15 mol axit glutamic vào 175 ml dung dịch HCl 2M thu dung dịch X. Cho NaOH dư vào dung dịch X. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, tính số mol NaOH.

Cách giải:

A. 0,50                          B. 0,65                          C. 0,70                        D. 0,55

Giải:

X: H2NC3H5(COOH)2: 0,15 mol

         HCl: 0,175.2 = 0,35 mol

Tổng số mol H+: nH+= 0,15.2 + 0,35 = 0,65 mol

nOH=nH+=0,65 mol

nNaOH= 0,65 mol

Chọn B

Bài tập 2: Cho m gam axit glutamic vào dung dịch NaOH thu được dung dịch X chứa 23,1 gam chất tan. Để tác dụng vừa đủ với chất tan trong X cần dùng 200ml dung dịch HCl 1M và H2SO4 0,5M thu được dung dịch chứa 38,4 gam hỗn hợp muối. Giá trị của m là:

  1. 14,7                B. 20,58                  C.17,64                    D. 22,05

Giải:

Ta có sơ đồ: Glu + NaOH → Chất tan + H2O

Đặt a, b, c là số mol Glu, NaOH, H2O

Bảo toàn khối lượng:

147a + 40b = 23,1 + 18c (1)

Muối chứa:

(HOOC)2C3H5-NH3+ : a mol

Na+: b mol

Cl: 0,2

SO42-: 0,1

Bảo toàn điện tích: a + b = 0,2 + 0,1.2 (2)

m muối= 148a +23b + 0,2.35,5 +0,1.96 = 38,4 (3)

(1),(2),(3) suy ra a= 0,1 ; b= 0,3; c= 0,2

Vậy mGlu=14,7

Như vậy, bài viết đã hé lộ Những Điều Bạn Phải Biết Về Công Thức Axit Glutamic. Hy vọng những kiến thức mà WElearn chia sẻ có thể giúp ích cho bạn trng việc học tốt môn hóa hơn. Chúc bạn thành công nhé!

TRUNG TÂM GIA SƯ WELEARN

  • Địa chỉ 1: 38 Đ. Số 23, Linh Chiểu, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Địa chỉ 2: 104 Hồ Văn Tư, Trường Thọ, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Hotline: 0906782291
  • Mail: welearnvietnam@gmail.com
  • Website: https://welearnvn.com/
  • Fanpage: WELearn Gia Sư

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liên hệ Liên hệ