? Trung tâm gia sư WElearn chuyên giới thiệu, cung cấp và quản lý Gia sư.
? Đội ngũ Gia sư với hơn 1000 Gia sư được kiểm duyệt kỹ càng.
? Tiêu chí của chúng tôi là NHANH CHÓNG và HIỆU QUẢ. NHANH CHÓNG có Gia sư và HIỆU QUẢ trong giảng dạy.
Đạo hàm là một trong những kiến thức quan trọng và thường xuyên xuất hiện trong các đề thi, để kiểm tra và kể cả đề thi tốt nghiệp THPT. Vì vậy, nếu không nắm rõ những kiến thức cơ bản cũng nhưng những công thức thường gặp, bạn sẽ rất khó để vượt qua những bài thi đó. Hiểu được những khó khăn của học sinh khi mới bắt đầu học tính đạo hàm, WElearn gia sư đã tổng hợp lại tất các các công thức đạo hàm thường gặp, các quy tắc của đạo hàm, cách tính đạo hàm bằng máy tính và đặc biệt là các dạng bài tập về đạo hàm thường gặp. Các bạn cùng theo dõi nhé!
>>>> Xem thêm: Gia sư dạy môn Toán
Cho hàm số y = f(x) xác định trên khoảng (a;b), x0 ∈ (a;b). Khi x → x0, giới hạn hữu hạn (nếu có) của tỉ số là đạo hàm của hàm số đã cho tại x0.
Kí hiệu là f'( x0) hay y'( x0). Như vậy: f'( x0 ) =
Nếu đặt x – x0 = ∆x và ∆y = f(x0+∆x) – f(x0) thì ta có
f'(x0) =
Đại lượng ∆x được gọi là số gia của đối số tại x0 và đại lượng ∆y được gọi là số gia tương ứng của hàm số.
Cho hàm số y = f(u) với u = u(x) thì ta có: y′u=y′u.u′x
Để thực hiện tính đạo hàm bằng máy tính, bạn thực hiện các bước sau:
Hàm số y = f(x) có đạo hàm tại điểm x= x0 <=> f'(x0+)=f'(x0–)
Hàm số y = f(x) có đạo hàm tại điểm thì trước hết phải liên tục tại điểm đó.
Ví dụ 1: f(x) = 2x3+1 tại x=2
=> f'(2) = 24
Ví dụ 1: Cho y = e−x.sinx, chứng minh hệ thức y”+2y′+ 2y = 0
Bài giải :
Ta có y′=−e−x.sinx + e−x.cosx
y′ =−e−x.sinx+e−x.cosx
y”=e−x.sinx−e−x.cosx−e−x.cosx−e−x.sinx = −2e−x.cosx
Vậy y”+ 2y′+ 2y = −2.e−x.cosx− −2.e−x.sinx + 2.e−x.cosx + 2.e−x.sinx =0
Phương trình tiếp tuyến của đường cong (C): y= f(x) tại tiếp điểm M( x0;y0) có dạng:
Ví dụ: Cho hàm số y= x3+3mx2 + ( m+1)x + 1 (1), m là tham số thực. Tìm các giá trị của m để tiếp tuyến của đồ thị của hàm số (1) tại điểm có hoành độ x = -1 đi qua điểm A( 1;2).
Tập xác định D = R
y’ = f'(x)= 3x2 + 6mx + m + 1
Với x0 = -1 => y0 = 2m -1, f'( -1) = -5m + 4
Phương trình tiếp tuyến tại điểm M( -1; 2m – 1) : y= ( -5m + 4 ) ( x+1) + 2m -1 (d)
Ta có A ( 1;2) ∈ (d) <=> ( -5m + 4).2 + 2m – 1 = 2 => m = 5/8
Viết PTTT Δ của ( C ) : y = f( x ), biết Δ có hệ số góc k cho trước
Gọi M( x0;y0) là tiếp điểm. Tính y’ => y'(x0)
Do phương trình tiếp tuyến Δ có hệ số góc k => y’ = ( x0) = k (i)
Giải (i) tìm được x0 => y0= f(x0) => Δ : y = k (x – x0)+ y0
Lưu ý:Hệ số góc k = y'( x0) của tiếp tuyến Δ thường cho gián tiếp như sau:
Ví dụ: Cho hàm số y=x3+3x2-9x+5 ( C). Trong tất cả các tiếp tuyến của đồ thị ( C ), hãy tìm tiếp tuyến có hệ số góc nhỏ nhất.
Ta có y’ = f'( x ) = 3x2 + 6x – 9
Gọi x0 là hoành độ tiếp điểm của tiếp tuyến, vậy f'( x0) = 3 x02 + 6 x0 – 9
Ta có 3 x02 + 6 x0 – 9 =3 ( x02 + 2x0 +1) – 12 = 3 (x0+1)2– 12 > – 12
Vậy min f( x0)= – 12 tại x0 = -1 => y0=16
Suy ra phương trình tiếp tuyến cần tìm: y= -12( x+1)+16 <=> y= -12x + 4
Như vậy, bài viết đã tổng hợp lại tất cả những Công Thức Và Bài Tập Về Đạo Hàm Chi Tiết Nhất để giúp bạn giải quyết các bài tập liên quan đến đạo hàm trong nháy mắt. Hy vọng những kiến thức mà chúng mình chia sẻ có ích cho việc học của bạn. Chúc bạn thành công nhé!
Xem thêm các bài viết liên quan:
? Trung tâm gia sư WElearn chuyên giới thiệu, cung cấp và quản lý Gia sư.
? Đội ngũ Gia sư với hơn 1000 Gia sư được kiểm duyệt kỹ càng.
? Tiêu chí của chúng tôi là NHANH CHÓNG và HIỆU QUẢ. NHANH CHÓNG có Gia sư và HIỆU QUẢ trong giảng dạy.
Bài viết cùng chủ đề