Lấy lại mật khẩu
x
Góp ý cho Welearn
x

    Công Thức Nguyên Hàm Từng Phần & Bài Tập Ví Dụ

    16.04.2022
    WElearn Wind
    Rate this post

    Nguyên hàm là phần thường xuyên ra thi nhất. Vì vậy, nếu không nắm chắc kiến thức, bạn sẽ rất dễ bị nhầm lẫn và mất điểm oan. Hiểu được điều đó, hôm nay, WElearn đã tổng hợp cho bạn các công thức nguyên hàm từng phần đầy đủ nhất để bạn có thể tham khảo.

    >>>> Xem thêm: Gia sư Lớp 12

    1. Nguyên hàm từng phần là gì

    Cho hai hàm số u = u(x) và v = v(x) có đạo hàm liên tục trên K ta có công thức nguyên hàm từng phần: ∫udv = uv−∫vdu.

    Chú ý: Ta thường sử dụng phương pháp nguyên hàm từng phần nếu nguyên hàm có dạng I=∫f(x).g(x)dx, trong đó f(x) và g(x) là 2 trong 4 hàm số: Hàm số logarit, hàm số đa thức, hàm số lượng giác, hàm số mũ.

    2. Công thức nguyên hàm từng phần

    Công thức nguyên hàm từng phần được biểu diễn như sau:

    ∫udv = uv−∫vdu.

    Trong đó: u và v là 2 trong 4 hàm số  logarit, đa thức, lượng giác hoặc hàm số mũ.

    3. Phương pháp nguyên hàm từng phần

    Thực hiện các bước sau để tính nguyên hàm từng phần

    • Bước 1: Biến đổi tích phân ban đầu về dạng I=\int{f(x).g(x)dx}.
    • Bước 2: Đặt \left\{ \begin{array}{l}u=f(x)\\dv=g(x)dx\end{array} \right.\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}du=f'(x)dx\\v=\int{g(x)dx}\end{array} \right. (chọn v là một nguyên hàm củag(x)).
    • Bước 3: Khi đó I=\int{udv}=uv-\int{vdu}.

    Ví dụ: Tính nguyên hàm của hàm số

    Bài giải: Đặt

    Theo công thức nguyên hàm từng phần ta có

    4. Một số dạng nguyên hàm từng phần thường gặp

    5. Lưu ý khi sử dụng công thức nguyên hàm từng phần

    Khi I=∫f(x).g(x)dx, trong đó f(x) và g(x) là 2 trong 4 hàm số: Hàm số logarit, hàm số đa thức, hàm số lượng giác, hàm số mũ. Thì ta đặt u theo quy tắc

    • Nhất log (hàm log, ln) – Nhì đa (hàm đa thức)
    • Tam lượng (hàm lượng giác) – Tứ mũ (hàm mũ)

    Nghĩa là hàm số nào đứng trước trong câu nói trên ta sẽ đặt hàm số đó là u. Ví dụ

    Nếu

    • f(x) là hàm log, g(x)  là một trong 3 hàm còn lại, ta sẽ đặt

    Tương tự nếu f(x) là hàm mũg(x) là hàm đa thức, ta sẽ đặt

    Khi tính tích phân từng phần, số lần thực hiện tích phân từng phần thụ thuộc và bậc của hàm log và đa thức. Ví dụ

    • Nếu trong biểu thức tích phân có   thì phải tích phân từng phần n lần.
    • Nếu trong biểu thức tích phân có đa thức bậc n:  (không có hàm logarit) ==> thì cũng phải tích phân từng phần n  lần.

    6. Các nguyên hàm thường gặp và bài tập ví dụ

    Dạng 1: Tìm nguyên hàm của hàm số logarit

    Hãy tính nguyên hàm của hàm số logarit sau với f(x) là một hàm của đa thức.

    Phương pháp giải

    Đặt

    Để bạn hiểu rõ hơn về dạng này, chúng ta cùng nhau làm 1 ví dụ sau đây nhé:

    Ví dụ:

    Tìm nguyên hàm của hàm số f(x) = x.lnx

    Hướng dẫn giải

    Dựa vào phương pháp giải ở trên bạn dễ thấy

    Đặt

    Thao vào hàm số ta có

    Dạng 2: Nguyên hàm của hàm số mũ

    Tính nguyên hàm của hàm số mũ  với f(x) là một hàm đa thức.

    Phương pháp

    Đặt

    Ví dụ

    Hãy tính nguyên hàm của biểu thức sau 

    Lời giải: Đặt

    Thay vào hàm số, ta có

    Dạng 3: Hàm số lượng giác và hàm đa thức

    Hãy tính nguyên hàm của hàm số lượng giác

    Phương pháp

    Đặt

    Ví dụ:

    Hãy tính nguyên hàm của hàm lượng giác sau A=∫xsinxdx

    Lời giải: Đặt

    Thay vào đề bài, ta có

    Dạng 4: Hàm số lượng giác và hàm số mũ

    Hãy tính nguyên hàm kết hợp giữa hàm số lượng giác và hàm số mũ

    Phương pháp

    Đặt

    Ví dụ

    Hãy tính nguyên hàm của hai hàm là hàm lượng giác và hàm e mũ sau đây

    Bài giải: Đặt

    Khi đó, nguyên hàm trở thành:

    Tiếp tục nguyên hàm từng phần J ta có

    Khi đó:

    7. Bài tập ví dụ

    Ví dụ 1 (Chuyên Vinh 2017 Lần 3) Cho hàm số y=f(x) thỏa mãn f'(x)=(x+1){{e}^{x}} và \int{f(x)dx}=(ax+b){{e}^{x}}+c với a,b,c là các hằng số. Khi đó:

        A. a+b=2.                  B. a+b=3.                     C. a+b=0.                    D. a+b=1.

    Lời giải:

    f'(x)=(x+1){{e}^{x}}\Rightarrow f(x)=\int{(x+1){{e}^{x}}dx}.

    Đặt \left\{ \begin{array}{l}u=x+1\\dv={{e}^{x}}dx\end{array} \right.\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}du=dx\\v={{e}^{x}}\end{array} \right.\Rightarrow f(x)   =(x+1){{e}^{x}}-\int{{{e}^{x}}d(x+1)}=(x+1){{e}^{x}}-{{e}^{x}}+c=x{{e}^{x}}+C.

    Chọn f(x)=x{{e}^{x}} ta có \int{f(x)dx}=\int{x{{e}^{x}}dx}

    Đặt \left\{ \begin{array}{l}{{u}_{1}}=x\\d{{v}_{1}}={{e}^{x}}dx\end{array} \right.\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}d{{u}_{1}}=dx\\{{v}_{1}}={{e}^{x}}\end{array} \right. 

         \Rightarrow \int{f(x)dx=}x{{e}^{x}}-\int{{{e}^{x}}dx}=x{{e}^{x}}-{{e}^{x}}+C=(x-1){{e}^{x}}+C.

    Do đó a=1;\,b=-1\Rightarrow a+b=0. Chọn C.

    Ví dụ 2: Tìm các nguyên hàm sau :

        a) I=\int{{{x}^{2}}\ln xdx}.     b) I=\int{{{e}^{x}}\sin xdx}.    c) I=\int{({{x}^{2}}+2x)\sin }xdx.

    Lời giải:

        a) I=\int{{{x}^{2}}\ln xdx}

        Đặt \left\{ \begin{array}{l}u=\ln x\\dv={{x}^{2}}dx\end{array} \right.\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}du=\frac{dx}{x}\\v=\frac{{{x}^{3}}}{3}\end{array} \right.\Rightarrow I=\frac{{{x}^{3}}}{3}\ln x-\int{\frac{{{x}^{3}}}{3}.}\frac{dx}{x}=\frac{{{x}^{3}}}{3}\ln x-\frac{{{x}^{3}}}{9}+C.

        Nhận xét: Ngoài cách đặt u,v như trên ta có thể làm trực tiếp như sau:

        I=\int{\ln xd\left( \frac{{{x}^{3}}}{3} \right)=\frac{{{x}^{3}}}{3}\ln x-\int{\frac{{{x}^{3}}}{3}d(\ln x)}}=\frac{{{x}^{3}}}{3}\ln x-\int{\frac{{{x}^{3}}}{3}.\frac{dx}{x}=\frac{{{x}^{3}}}{3}\ln x-\frac{{{x}^{3}}}{9}+C}.

        b) I=\int{{{e}^{x}}\sin xdx}

        Đặt \left\{ \begin{array}{l}u={{e}^{x}}\\dv=\sin xdx\end{array} \right.\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}du={{e}^{x}}dx\\v=-\cos x\end{array} \right.\Rightarrow I=-{{e}^{x}}\cos x+\int{\cos x.{{e}^{x}}dx}.

        Đặt \left\{ \begin{array}{l}{{u}_{1}}={{e}^{x}}\\d{{v}_{1}}=\cos xdx\end{array} \right.\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}d{{u}_{1}}={{e}^{x}}dx\\{{v}_{1}}=\sin x\end{array} \right.

        \begin{array}{l}\Rightarrow I=-{{e}^{x}}\cos x+{{e}^{x}}\sin x-\int{\sin x.{{e}^{x}}dx}=-{{e}^{x}}\cos x+{{e}^{x}}\sin x+C-I\\\Rightarrow I=-{{e}^{x}}\cos x+{{e}^{x}}\sin x+C-I\\\Leftrightarrow 2I=-{{e}^{x}}\cos x+{{e}^{x}}\sin x+C\Leftrightarrow I=-\frac{1}{2}{{e}^{x}}\cos x+\frac{1}{2}{{e}^{x}}\sin x+C\end{array}

        Nhận xét: Nếu biểu thức cần tính nguyên hàm là tích của hàm số lượng giác và hàm số mũ thì có thể đặt u,v tùy ý. Tuy nhiên trong quá trình tính sẽ gồm các vòng lặp, trong mỗi vòng lặp ta phải nhất quán việc đặt u.

        c) \int{({{x}^{2}}+2x)\sin }xdx.

        Đặt \left\{ \begin{array}{l}u={{x}^{2}}+2x\\dv=\sin xdx\end{array} \right.\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}du=(2x+2)dx\\v=-\cos x\end{array} \right.\Rightarrow I=-({{x}^{2}}+2x)\cos x+\int{\cos x.(2x+2)dx}.

        Đặt \left\{ \begin{array}{l}u=2x+2\\dv=\cos xdx\end{array} \right.\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}du=2dx\\v=\sin x\end{array} \right.

         \begin{array}{l}\Rightarrow I=-({{x}^{2}}+2x)\cos x+(2x+2)\sin x-\int{\sin x.2dx}\\I=-({{x}^{2}}+2x)\cos x+(2x+2)\sin x+2\cos x+C\end{array}

        Nhận xét: Nếu hàm đa thức bậc n thì phải thực hiện tích phân từng phần n lần.

    Ví dụ 3: Tìm I=\int{\frac{x\ln \left( x+\sqrt{{{x}^{2}}+1} \right)}{\sqrt{{{x}^{2}}+1}}}dx

        A. I=\frac{x}{\sqrt{{{x}^{2}}+1}}+C.                                                 B. I=\ln \left( x+\sqrt{{{x}^{2}}+1} \right)+C.    

        C. I=\sqrt{{{x}^{2}}+1}.\ln \left( x+\sqrt{{{x}^{2}}+1} \right)-x+C.        D. I=\sqrt{{{x}^{2}}+1}+\ln \left( x+\sqrt{{{x}^{2}}+1} \right)-x+C.

    Lời giải:

    I=\int{\ln \left( x+\sqrt{{{x}^{2}}+1} \right).\frac{x}{\sqrt{{{x}^{2}}+1}}dx}.

    Đặt \left\{ \begin{array}{l}u=\ln \left( x+\sqrt{{{x}^{2}}+1} \right)\\dv=\frac{x}{\sqrt{{{x}^{2}}+1}}dx\end{array} \right.\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}du=\frac{1+\frac{2x}{2\sqrt{{{x}^{2}}+1}}}{x+\sqrt{{{x}^{2}}+1}}dx=\frac{dx}{\sqrt{{{x}^{2}}+1}}\\v=\sqrt{{{x}^{2}}+1}\end{array} \right..

    Theo công thức tính nguyên hà, từng phần, ta có:

    I=\sqrt{{{x}^{2}}+1}.\ln \left( x+\sqrt{{{x}^{2}}+1} \right)-\int{dx}=\sqrt{{{x}^{2}}+1}.\ln \left( x+\sqrt{{{x}^{2}}+1} \right)-x+C

    Chọn C.

    Ví dụ 4: Kết quả của phép lấy nguyên hàm I=\int{\sqrt{{{x}^{2}}+a}}dx là

        A. I=\frac{x\sqrt{{{x}^{2}}+a}}{2}+\frac{a\ln \left| x+\sqrt{{{x}^{2}}+a} \right|}{2}+C.                      B. I=\frac{x\sqrt{{{x}^{2}}+a}}{2}+C .

        C. I=\frac{a\ln \left| x+\sqrt{{{x}^{2}}+a} \right|}{2}+C .                                     D. I=\ln \left( x+\sqrt{{{x}^{2}}+a} \right)+C.

    Lời giải:

    Đặt \left\{ \begin{array}{l}u=\sqrt{{{x}^{2}}+a}\\dv=dx\end{array} \right.\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}du=\frac{x}{\sqrt{{{x}^{2}}+a}}dx\\v=x\end{array} \right.

    Theo công thức nguyên hàm từng phần ta có:

                        I=x\sqrt{{{x}^{2}}+a}-\int{\frac{{{x}^{2}}}{\sqrt{{{x}^{2}}+a}}dx}=x\sqrt{{{x}^{2}}+a}-\int{\frac{({{x}^{2}}+a)-a}{\sqrt{{{x}^{2}}+a}}dx}

    =x\sqrt{{{x}^{2}}+a}-\int{\sqrt{{{x}^{2}}+a}}dx+a\int{\frac{dx}{\sqrt{{{x}^{2}}+a}}=x\sqrt{{{x}^{2}}+a}-I+a.J}    (1)

    Tính J=\int{\frac{dx}{\sqrt{{{x}^{2}}+a}}}.

    Đặt t=x+\sqrt{{{x}^{2}}+a}\Rightarrow dt=\left( 1+\frac{x}{\sqrt{{{x}^{2}}+a}} \right)dx=\frac{\sqrt{{{x}^{2}}+a}+x}{\sqrt{{{x}^{2}}+a}}dx=\frac{t}{\sqrt{{{x}^{2}}+a}}dx .

            \Rightarrow \frac{dx}{\sqrt{{{x}^{2}}+a}}=\frac{dt}{t}.

    Do đó J=\int{\frac{dt}{t}=\ln |t|\,=\,\ln \left| x+\sqrt{{{x}^{2}}+a} \right|}.        (2)

    Từ (1) và (2) ta có: I=\frac{x\sqrt{{{x}^{2}}+a}}{2}+\frac{a\ln \left| x+\sqrt{{{x}^{2}}+a} \right|}{2}+C.

    Chọn A.

    Ví dụ 5: Nguyên hàm của hàm số f(x)=\sin \left( \ln x \right) là hàm số

        A. F(x)=\frac{x\cos (\ln x)}{2}+C.                                    B. F(x)=\frac{x\sin x(\ln x)}{2}+C.

        C. F(x)=\frac{x\cos (\ln x)-x\sin (\ln x)}{2}+C.                      D. F(x)=\frac{x\sin (\ln x)-x\cos (\ln x)}{2}+C.

    Lời giải:

    Tính F(x)=\int{f(x)dx}=\int{\sin (\ln x)dx}.

    Đặt \left\{ \begin{array}{l}u=\sin (\ln x)\\dv=dx\end{array} \right.\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}du=\frac{1}{x}\cos (\ln x)dx\\v=x\end{array} \right..

    Theo công thức tính nguyên hàm từng phần ta có:

    F(x)=x\sin (\ln x)-\int{\cos (\ln x)dx}=x\sin (\ln x)-J     (1)

    Xét J=\int{\cos (\ln x)dx}.

    Đặt \left\{ \begin{array}{l}u=\cos (\ln x)\\dv=dx\end{array} \right.\Rightarrow \left\{ \begin{array}{l}du=-\frac{1}{x}\sin (\ln x)dx\\v=x\end{array} \right.

    Theo công thức nguyên hàm từng phần ta có:

    J=x\cos (\ln x)+\int{\sin (\ln x)dx}=x\cos (\ln x)+I         (2)

    Từ (1) và (2) ta có:

    I=x\sin (\ln x)-x\cos (\ln x)-I\Leftrightarrow 2I=x\sin (\ln x)-x\cos (\ln x).

                                \Leftrightarrow F(x)=\frac{x\sin (\ln x)-x\cos (\ln x)}{2}+C.

    Chọn D.

    Như vậy, bài viết đã Tổng Hợp Các Công Thức Nguyên Hàm Từng Phần Chính Xác Nhất. Hy vọng những kiến thức mà Trung tâm gia sư WElearn chia sẻ có thể giúp ích cho bạn trong việc học tốt môn toán hơn.

    Xem thêm các bài viết liên quan

    ? Trung tâm gia sư WElearn chuyên giới thiệu, cung cấp và quản lý Gia sư.
    ? Đội ngũ Gia sư với hơn 1000 Gia sư được kiểm duyệt kỹ càng.
    ? Tiêu chí của chúng tôi là NHANH CHÓNG và HIỆU QUẢ. NHANH CHÓNG có Gia sư và HIỆU QUẢ trong giảng dạy.