Dấu Hiệu Nhận Biết Trẻ Tự Kỷ Dưới 24 Tháng

Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ
5/5 - (1 bình chọn)

Trẻ tự kỷ là một hội chứng mà cần sự quan tâm và chăm sóc đặc biệt đến từ các phụ huynh. Tuy nhiên, làm sao để nhận biết được những dấu hiệu ban đầu của trẻ khi mắc hội chứng này? Trong bài viết này, WElearn đã tổng hợp tất cả các dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 24 tháng để giúp phụ huynh có thể sớm phát hiện và đưa ra phương hướng điều trị phụ hợp. Cùng theo dõi nhé!

1. Tự kỷ là gì? 

Trước tiên, chúng ta cần hiểu tự kỷ là gì? Tự kỷ (tiếng Anh: autism) là một chứng rối loạn phát triển tâm trí sớm. Chiếm đa số là trẻ em và thường được phát hiện ở lứa tuổi từ 3 – 10.

Tự kỷ là gì?
Tự kỷ là gì?

Tự kỷ có 2 dạng:

  • Tự kỷ điển hình (bẩm sinh): là loại tự kỷ được phát hiện trước khi trẻ 3 tuổi, với dấu hiệu trẻ phát triển chậm.
  • Tự kỷ không điển hình: là loại tự kỷ được bộc phát ở trẻ từ 12 đến 30 tháng tuổi mặc dù trước đó trẻ vẫn phát triển bình thường.

2. Nguyên nhân do đâu trẻ mắc bệnh Tự kỷ?

2.1. Di truyền

Theo thống kê, khoảng 25% nguyên nhân dẫn đến tự kỷ ỡ trẻ là từ yếu tố gen

  • Xuất hiện những biến sắc thể lạ
  • Bệnh di truyền theo gen hoặc nhóm gen

2.2. Tổn thương não hoặc não bộ kém phát triển.

  • Trẻ được sinh non khi chưa đủ 37 tuần
  • Khi mới sinh, cân nặng dưới 2,5kg
  • Khi sinh, bị thiếu hay ngạt oxy não
  • Chấn thương sọ não
  • Nhiễm độc do thủy ngân
  • Chảy máu não, viêm màng não
  • Vàng da nhân não sơ sinh.
  • Suy hô hấp dẫn đến việc thiếu oxy não

2.3. Yếu tố môi trường

  • Môi trường sống thụ động, chỉ cho trẻ xem tivi, quảng cáo,… mà không có sự quan tâm, trò chuyện từ gia đình
  • Sống trong môi trường có hóa chất, kim loại nặng sẽ làm não bị tổn thương
  • Một số ba mẹ mải mê với công việc mà không quan tâm đến con, dẫn đến việc thiếu tình thương, sự chăm sóc và đặc biệt là sự sẻ chia.

Ngoài ra, gia đình hay “lục đục”, bạo lực gia đình cũng là nguyên nhân phổ biến dẫn đến tự kỷ ở trẻ.

3. Làm sao phát hiện sớm trẻ mắc “Rối loạn phổ tự kỷ”:

3.1. Bảng kiểm MCHAT-23 

Với bảng kiểm tra này, bạn có thể phần nào xác định được các bé có bị mắc chứng tự kỷ không. Khi trẻ có ít nhất ba câu trả lời bất kỳ hoặc hai câu then chốt (nằm trong các câu số 2, 7, 9, 13, 14, 15) là không thì trẻ có nguy cơ cao mắc chứng bệnh này. Tuy nhiên, với các câu 11,18, 20, 22 thì câu trả lời có lại ám chỉ nguy cơ trẻ bị tự kỷ.

  1. Trẻ có thích được đung đưa, nhún nhảy trên đầu gối của bạn không?
  2. Trẻ có quan tâm đến trẻ khác không?
  3. Trẻ có thích trèo lên đồ vật như cầu thang không?
  4. Trẻ có thích chơi ú oà/ trốn tìm không?
  5. Trẻ đã bao giờ chơi giả vờ chưa (như giả vờ nghe điện thoại, chăm sóc búp bê…)?
  6. Trẻ có bao giờ dùng ngón tay trỏ để chỉ, yêu cầu đồ vật?
  7. Trẻ có dùng ngón tay trỏ để chỉ hoặc thể hiện sự quan tâm đến đồ vật?
  8. Trẻ có bao giờ chơi đúng cách với các đồ chơi nhỏ (ôtô, khối xếp hình…) mà không cho vào miệng, nghịch lung tung hoặc thả chúng xuống?
  9. Trẻ có bao giờ mang đồ vật đến khoe với bạn hoặc bố mẹ?
  10. Trẻ có nhìn vào mắt của bạn lâu hơn 1 hoặc 2 giây không?
  11. Trẻ có bao giờ quá nhạy cảm với tiếng động không (như bịt hai tai)?
  12. Trẻ có cười khi nhìn thấy mặt bạn hay khi bạn cười không?
  13. Trẻ có biết bắt chước không (chẳng hạn bạn làm điệu bộ trên nét mặt, trẻ có biết làm theo không)?
  14. Trẻ có đáp ứng khi được gọi tên?
  15. Trẻ có nhìn vào đồ vật/đồ chơi ở chỗ khác khi ta chỉ vào?
  16. Trẻ có biết đi không?
  17. Trẻ có nhìn vào đồ vật mà bạn đang nhìn không?
  18. Trẻ có làm những cử động ngón tay bất thường ở gần mặt không?
  19. Trẻ có cố gắng gây sự chú ý của bạn đến những hoạt động của trẻ?
  20. Bạn có bao giờ nghi ngờ trẻ bị điếc?
  21. Trẻ có hiểu điều mọi người nói không?
  22. Thỉnh thoảng trẻ có nhìn chằm chằm một cách vô cảm hoặc đi tha thẩn không mục đích?
  23. Khi đối mặt với những điều lạ, trẻ có nhìn vào mặt bạn để xem phản ứng của bạn không?

3.2. Cần làm một số test tâm lý cho trẻ

Nếu trẻ dưới 6 tuổi, hãy cho trẻ làm bài test Denver II, thang Balley. Đối với trẻ lớn trên 6 tuổi có thể làm test trí tuệ như Raven, Gille, WISC. Ngoài ra, có thể làm thêm các bài test về hành vi cảm xúc vì có khoảng 70% trẻ tăng động là biểu hiện của tự kỷ.

Sử dụng thang đo mức độ tự kỷ CARS (Childhood Autism Rating Scale) để phân loại mức độ tự kỷ: Nhẹ, trung bình và nặng. Thang đo này gồm 15 mục và cho điểm mỗi mục từ 1 đến 4 điểm.

  • Điểm của CARS từ 31 đến 36 điểm là tự kỷ nhẹ và trung bình
  • Điểm của CARS từ 36 đến 60 điểm là tự kỷ nặng.

4. Dấu hiệu cảnh báo nguy cơ của tự kỷ

Dưới đây là những nguy cơ cảnh báo trẻ có thể mắc chứng tự kỷ. Ba mẹ nên theo dõi để can thiệp kịp thời

  • Không bập bẹ nói khi 12 tháng tuổi.
  • Không thể chỉ tay hay vẫy tay khi 12 tháng tuổi
  • Không nói được từ đơn khi 16 tháng tuổi.
  • Không tự nói câu 2 từ khi 24 tháng tuổi.
  • Mất kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp ở bất kỳ lứa tuổi nào.

Lưu ý: 

  • Có khoảng 10% trẻ tự kỷ mắc thêm các bệnh thực thể khác
  • Có khoảng 70% trẻ tự kỷ kèm theo tăng động và chậm phát triển trí tuệ
  • Một số tr3 khác có dấu hiệu trầm cảm, lo âu, dễ bị kích động trước những tình huống căng thẳng

5. Các dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 24 tháng rõ nhất

5.1. Dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 12 tháng tuổi

  • Tăng động, trẻ kích động, khó ngủ.
  • Thường xuyên khó chịu không lý do, rất khó để dỗ dành
  • Thích ở một mình và sợ chỗ người lạ, đông người
  • Không quan tâm đến sự chăm sóc của người lớn 
  • Khả năng tập trung kém.

5.2. Dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 16 tháng tuổi

  • Không phản ứng với âm thanh.
  • Không hoặc ít cười hay biểu hiện cảm xúc khi giao tiếp
  • Không thể bập bẹ nói, không nói được các từ đơn, thường xuyên nói những từ vô nghĩa
  • Không có các hành động, cử chỉ tương tác với mọi người khi giao tiếp
  • Không thể bắt chước hoặc lặp lại cụm 2 từ có nghĩa nào.
Dấu hiệu trẻ tự kỷ
Dấu hiệu trẻ tự kỷ

5.3. Dấu hiệu trẻ tự kỷ dưới 24 tháng

  • Không nói được câu 2 từ trở lên
  • Không nói chuyện hay trả lời người lạ, không có phản ứng khi được gọi tên
  • Sợ ánh mắt của mọi người
  • Không nhìn lâu vào bất kỳ ai
  • Nhìn các vật có động tác đơn điệu lặp lại trong thời gian dài
  • Có hành vi lắc lư, xoay tròn ngón tay do bị ám ảnh bởi một vài hoạt động bất thường.

6. Nhận biết khuôn mặt trẻ tự kỷ

Việc nhìn vào khuôn mặt của trẻ cũng là một cách để phần nào đoán được trẻ có mắc chứng tự kỷ hay không. Vì theo một nhóm nghiên cứu của Đại học Missouri (Mỹ), những đứa trẻ bị tự kỷ sẽ có một số các đặc điểm đặc trưng trên khuôn mặt, trong khi các trẻ bình thường khác thì không.

Một số đặc điểm đó là: khuôn mặt rộng hơn, mặt to hơn, mặt trên rộng hơn, mặt giữa ngắn hơn (má và mũi), miệng và nhân trung của chúng cũng rộng hơn bình thường. 

7. Ảnh hưởng của hội chứng phổ tự kỷ đối với trẻ dưới 2 tuổi

Hội chứng tự kỷ sẽ để lại rất nhiều những hậu quả đáng tiếc cho trẻ. Nếu ba mẹ không theo dõi để phát hiện và can thiệp kịp thời, hội chứng sẽ càng nặng hơn và có thể tự trẻ sẽ gây hại cho chính bản thân mình.

Tốt nhất, ba mẹ nên điều trị sớm để giúp trẻ có thể hòa nhập cộng đồng càng sớm càng tốt. Dù chắc chắn sẽ không hết hẳn nhưng sẽ giảm được phần nào gánh nặng cho trẻ sau này.

Những tác hại cụ thể mà hội chứng này mang lại là:

  • Khó hòa nhập, cô đơn hoặc thậm chí là bị bạn bè kỳ thị, nghỉ chơi, cô lập
  • Dẫn đến các chứng về rối loạn cảm xúc và trí tuệ
  • Dễ dẫn đến trầm cảm, lo âu, ám ảnh
  • Không thể phát triển toàn diện trong tương lai.
  • Nếu bị nặng, trẻ có thể gây tổn thương cho chính mình

8. Làm gì khi trẻ dưới 24 tháng tuổi có dấu hiệu tự kỷ?

Khi nhìn thấy những biểu hiện của chứng tự kỷ ở trẻ, việc đầu tiên ba mẹ cần làm là thật bình tĩnh, ngồi lại với nhau để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến tự kỷ. Khi biết được nguyên nhân, sẽ có cách điều trị hiệu quả hơn.

Sau đó, đưa trẻ đến bác sĩ tâm lý để khám xem bé đang ở mức độ nào và có phương pháp điều trị hiệu quả.

Trong quá trình điều trị, phụ huynh cần quan tâm, chăm sóc con nhiều hơn, bày tỏ sự yêu thương với trẻ và đặc biệt là nói chuyện với con để giúp chúng mở lòng ra hơn.

Ngoài ra, bản thân ba mẹ cũng nên tự nâng cao kiến thức của bản thân, tìm hiểu và làm theo các quy trình thực hiện của bác sĩ đưa ra. Đồng thời cũng nên tạo cơ hội để các bé giao tiếp nhiều hơn với mọi người xung quanh, tìm hiểu các trường học dạy trẻ đặc biệt để các bé được phát triển tốt nhất

Phụ huynh hãy nhớ rằng hương pháp tốt và hiệu quả nhất là ba mẹ kiên nhẫn phải đồng hành cùng con trong từng giai đoạn chữa trị.

9. Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ tự kỷ tại nhà

9.1. Bổ sung đầy đủ dinh dưỡng

Hãy cho bé ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng, đặc biệt là tăng cường chất béo Omega-3 vì não bộ cần tới 60% chất béo để trẻ có thể phát triển và hoạt động bình thường. Ba mẹ có thể cho trẻ ăn các món như cá thu, cá hồi, cá ngừ, cải bó xôi, súp lơ, rau bina, cải xoăn… để bổ sung Omega3

Ở giai đoạn 1 – 3 tuổi, ba mẹ cần cung cấp đủ DHA, các vitamin và khoáng chất để cải thiện não bộ. Đặc biệt, nên lưu ý các vitamin sau:

  • Vitamin E: Có tác dụng bảo vệ chức năng của não, giảm căng thẳng.
  • Vitamin D: Là chất xúc tác quan trọng trong quá trình tổng hợp các chất dẫn truyền thần kinh và hệ thống phát triển thần kinh não bộ. 
  • Kẽm: Có chức năng tăng cường hệ miễn dịch trong não, giúp trẻ tự kỷ kiểm soát tốt các xung thần kinh.
  • Vitamin B6: Thiếu hụt vitamin B6 gây trầm cảm, mất trí nhớ nên cần bổ sung đầy đủ cho trẻ bị tự kỷ.

9.2. Hạn chế đồ ăn nhanh, nước uống có gas

Hạn chế cho trẻ ăn các thức ăn nhanh và uống nước có ga. Vì theo nghiên cứu, việc sử dụng nhiều các thức ăn, thức uống này sẽ làm giảm chất lượng giấc ngủ, khiến bé có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ cao hơn.

9.3. Dành nhiều thời gian chăm sóc con

 Môi trường sống là yếu tố ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý cũng như sự phát triển của trẻ nên cách để chữa trị tốt nhất cho trẻ là trao cho chúng tình yêu thương và sự quan tâm.

Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ tự kỷ tại nhà
Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ tự kỷ tại nhà

Ba mẹ có thể cùng chơi, cùng học, cùng trò chuyện với trẻ, đồng hành với trẻ trong những hoạt động hằng ngày.

Tuy nhiên, hãy lưu ý rằng, ba mẹ sẽ là người bên cạnh và hướng dẫn trẻ thực hiện các hoạt động chứ không phải là người thay trẻ làm các hoạt động này.

Như vậy, bài viết đã giúp bạn tổng hợp Tất Tần Tần Dấu Hiệu Giúp Bạn Nhận Biết Trẻ Tự Kỷ Dưới 24 Tháng. Hy vọng những thông tin mà Trung tâm gia sư WElearn chia sẻ có thể giúp ích cho bạn trong việc phát hiện và cách chăm sóc con thật tốt nhé!

Xem thêm các bài viết liên quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liên hệ Liên hệ