Dãy điện hóa được xem như một “bảo bối” của dân hóa. Vì nó cho bạn biết tất tần tật về tính chất của các kim loại. Hãy cùng Trung tâm gia sư WElearn tìm hiểu kỹ hơn về công dụng, cách sử dụng của dãy điện hóa qua bài viết bên dưới nhé!
Tổng quan về dãy điện hóa
Dãy điện hóa của kim loại là gì?
Dãy điện hóa là dãy hoạt động hóa học của kim loại có ý nghĩa, vai trò quan trọng trong sự phát triển của lĩnh vực hóa học.
Dãy hoạt động hóa học của kim loại sẽ được sắp xếp theo thứ tự phụ thuộc vào mức độ tham gia phản ứng của kim loại với chất khác.
Bảng dãy điện hóa của kim loại
Các kim loại trong dãy điện hoá được sắp xếp theo chiều tăng dần tính khử và giảm dần tính oxi hóa
K Na Ca Mg Al Zn Fe Ni Sn Pb H Cu Hg Ag Pt Au
Đi từ dưới lên trên cùng của bảng kim loại:
- Khả năng phản ứng tăng;
- Khả năng cho electron (bị oxy hóa) dễ dàng hơn để tạo thành các ion dương;
- Ăn mòn hoặc xỉn màu dễ hơn;
- Cần nhiều năng lượng hơn (và các phương pháp khác nhau) để được tách chúng từ các hợp chất của chúng;
- Trở thành chất khử mạnh hơn.
Ý nghĩa dãy điện hóa của kim loại
So sánh tính oxi hóa – khử
Theo chiều từ trái sang phải, tính oxi hóa tăng, tính khử giảm
Tính oxi hóa của ion Mn+ càng mạnh thì tính khử của kim loại M càng yếu và ngược lại (tính oxi hóa của ion Mn+ càng yếu thì tính khử của kim loại M càng mạnh).
Ví dụ
- Kim loại Na có tính khử mạnh do đó ion Na+ có tính oxi hóa yếu.
- Ion Ag+ có tính oxi hóa mạnh do đó kim loại Ag có tính khử yếu.
Các kim loại trước H là các kim loại có tính khử mạnh
Xác định chiều phản ứng oxi hóa – khử
Dựa vào dãy điện hóa, có thể xác định được chiều của phản ứng giữa các cặp chất oxi hóa khử theo quy tắc alpha
Quy tắc alpha: Phản ứng giữa hai cặp oxi hóa – khử sẽ xảy ra theo chiều chất oxi hóa mạnh hơn sẽ oxi hóa chất khử mạnh hơn, sinh ra chất oxi hóa yếu hơn và chất khử yếu hơn.
Xét một phản ứng oxi hóa – khử xảy ra hay không?
Để xét một phản ứng oxi hóa – khử có xảy ra hay không cần nắm được quy tắc alpha:
Chất khử mạnh + chất oxi hóa mạnh → chất oxi hóa yếu hơn + chất khử yếu hơn.
Mẹo học thuộc dãy điện hóa kim loại
Bài số 1
Khi nào cần may áo giáp sắt nên sang phố hỏi cửa hàng Á Phi Âu
Bài số 2
MẤY LỜI VỀ DÃY ĐIỆN HÓA
Dãy điện hóa O sau khử trước (1)
Phản ứng theo quy ước alpha
Nhưng cần phải hiểu sâu xa
Trước sau ý nghĩa mới là thành công
Kali, Can, Nát tiên phong
Ma, Nhôm, Man, Kẽm tiếp không chịu hèn
Sắt rồi Cô đến Niken
Thiếc, Chì dẫu chậm cũng liền theo chân
Hiđro, Đồng, Bạc, Thủy ngân,
Bạch kim, Vàng nữa chịu phần đứng sau.
Ba kim (loại) mạnh nhất ở đầu
Vào dung dịch muối nước đâu “hủy liền”.
Khí bay, muối lại gặp kiềm,
Đổi trao phản ứng là quyền chúng thôi.
Các kim loại khác dễ rồi,
Vào dung dịch muối trước thời đẩy sau.
Với axit, nhớ bảo nhau:
Khử được hát cộng (H+), phải đâu dễ dàng.
Từ Đồng cho đến cuối hàng,
Sau Hiđro đấy, chẳng tan chút nào.
Vài lời bàn bạc, đổi trao,
Vun cây “Vườn Hóa” vui nào vui hơn
Bài số 3
Một số lưu ý khi làm bài tập liên quan đến dãy điện hóa
Kim loại đứng trước H2 trong dãy điện hóa sẽ tác dụng được với các axit loãng và sẽ cho ra khí H2
Khi kim loại có tính khử mạnh tác dụng với dung dịch muối của các kim loại có tính khử yếu thì kim loại sẽ tác dụng với ion kim loại có tính oxi hóa mạnh hơn trước.
Trường hợp ngoại lệ của quy tắc alpha: Khi cho kim loại kiềm, hoặc 1 số kim loại kiềm thổ (Li, Na, K, Ca …) vào dung dịch muối thì kim loại sẽ phản ứng với nước trước, sau đó bazơ sinh ra sẽ phản ứng với dung dịch muối.
Như vậy, bài viết đã hé lộ cho bạn Những Điều Bạn Phải Biết Về Dãy Điện Hóa. Hy vọng những kiến thức mà WElearn chia sẻ có thể giúp bạn học tốt môn hóa học hơn. Chúc bạn thành công nhé!
TRUNG TÂM GIA SƯ WELEARN
- Địa chỉ 1: 38 Đ. Số 23, Linh Chiểu, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Địa chỉ 2: 104 Hồ Văn Tư, Trường Thọ, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
- Hotline: 0906782291
- Mail: welearnvietnam@gmail.com
- Website: https://welearnvn.com/
- Fanpage: WELearn Gia Sư