Lấy lại mật khẩu
x
Góp ý cho Welearn
x

    Dạy Trẻ Tự Kỷ Tại Nhà Đúng Cách

    08.01.2022
    WElearn Wind
    Rate this post

    Ngày nay, tự kỷ xuất hiện rất nhiều ở trẻ, trở thành một vấn đề đáng lo ngại. Tự kỷ khiến trẻ khiếm khuyết về khả năng giao tiếp. Chính vì thế, dạy trẻ tự kỷ khó hơn rất nhiều so với trẻ phát triển bình thường. Nhiều phụ huynh cảm thấy bối rối, không biết phải bắt đầu dạy con từ đâu.

    Có rất nhiều sự lo lắng về thể trạng của con trẻ khiến khó khăn lại chồng chất khó khăn. WElearn gia sư sẽ hướng dẫn bạn dạy trẻ tự kỷ tại nhà đúng cách, giúp trẻ hòa nhập với cộng đồng.

    1. Chứng tự kỷ ở trẻ là gì?

    Tự kỷ là hội chứng các rối loạn lan tỏa ở nhiều mức độ khác nhau từ nặng đến nhẹ. Tự kỷ có thể phát tác khi trẻ chưa được 3 tuổi và diễn biến kéo dài.

    Biểu hiện chung của trẻ tự kỷ

    Biểu hiện chung của trẻ tự kỷ

    Biểu hiện chung: khiếm khuyết về tương tác xã hội, giao tiếp kém, có hành vi bất thường. Ngoài ra có nhiều trường hợp rối loạn cảm giác, tăng động hay suy giảm trí tuệ.

    Tự kỷ ở trẻ là một dạng hội chứng rối loạn phát triển thần kinh (ví dụ có thay đổi về cấu trúc tiểu não, thùy thái dương, thùy trán, những bất thường về sinh hóa thần kinh,…) do có những gen bất thường.

    Tự kỷ khiến trẻ gặp khó khăn trong giao tiếp hay tương tác, kiểm soát ngôn ngữ, hành vi và cảm xúc của mình khi tiếp xúc với xã hội bên ngoài. Từ đó trẻ khó hòa nhập, tách biệt mình với mọi người, lâu dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến tâm sinh lý của trẻ.

    2. Nguyên nhân của chứng tự kỷ ở trẻ

    Một số nghiên cứu chỉ ra những nguyên nhân gây nên chứng tự kỷ ở trẻ:

    • Do di truyền: sự phát triển không hài hòa của não bộ do một số gen gây ra làm tổn thương não bộ.
    • Trong quá trình mang thai, mẹ thường xuyên tiếp xúc với nhiều chất có hại như thuốc lá, rượu bia, ma túy… làm tăng nguy cơ trẻ tự kỷ sau khi sinh.
    • Yếu tố môi trường không thuận lợi làm tăng nguy cơ tự kỷ như hóa chất độc hại, ô nhiễm môi trường, gia đình lơ là ít quan tâm dạy dỗ,…

    3. Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ

    Thời gian đầu sẽ rất khó nhận biết thông qua cử chỉ hành vi, bởi đó chỉ ở mức độ nhẹ. Một khi trẻ có những biểu hiện rõ rệt dưới đây thì nghĩa là tình trạng đã trở nên nặng hơn:

    • Trẻ thụ động, ít giao lưu vui chơi với bạn bè cùng trang lứa, nhút nhát, thụ động. Trẻ vẫn thân thiết với người thân trong gia đình nhưng theo thứ tự ưu tiên.
    • Trẻ chỉ thích chơi một mình, chú tâm vào một món đồ chơi nào đó, lơ đễnh, không chú tâm khi có người gọi tên, ít trò chuyện với mọi người.
    Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ

    Dấu hiệu nhận biết trẻ tự kỷ

    • Trẻ gặp khó khăn với các môn thể chất, trẻ chỉ có thể bắt chước một số động tác đơn giản mà không nắm bắt được các động tác phức tạp. Nhất là đối với các trò chơi phối hợp với đồng đội, chỉ thích chơi trò chơi cần trí tưởng tượng…
    • Trẻ không biết cách bày tỏ suy nghĩ của mình. Không thể nói ra những điều mình muốn, nhưng trẻ lại có thể nhại lại lời nói của người lớn.
    • Trẻ yêu thích hoặc sợ hãi một loại âm thanh nào đó,. Thích thú với những ảnh, âm thanh, ánh sáng đầy màu sắc.
    • Có hành động lạ là liếm và ngửi người khác như một món đồ ăn. Một số trẻ chỉ thích ăn một vài món nhất định, đây là một dạng chống đối thay đổi.
    • Nhiều trẻ không có cảm xúc, thờ ơ, lạnh nhạt, chẳng hạn như không cảm thấy nóng hay lạnh. Khi ngã hay bị thương cũng vẫn thản nhiên. Ngược lại cũng có nhiều trẻ có biểu hiện thái quá, chỉ hơi đau một tí thôi đã khóc rất lâu.

    Để xác định bệnh qua những dấu hiệu bên ngoài thì có thể nói là rất khó. Phụ huynh cần hết sức cẩn trọng, chú ý đến các biểu hiện bất thường của con và đưa con đi khám tại các địa chỉ uy tín.

    4. Phương pháp dạy trẻ tự kỷ tại nhà

    Điều đáng mừng là tự kỷ hoàn toàn có thể chữa được tại nhà nếu như cha mẹ biết cách chăm sóc và dạy con. Nếu không có điều kiện để đưa con đi khám thì cha mẹ có thể tham khảo tư vấn của bác sĩ để nắm được cách chăm sóc và điều trị cho trẻ tại nhà.

    Cha mẹ là người gần gũi với trẻ nhất nên sẽ có ảnh hưởng đến việc tiến triển tốt bệnh tình của trẻ.

    • Quan tâm chú ý đến con để kịp thời phát hiện các biểu hiện nghi ngờ trẻ bị tự kỷ
    • Giữ thái độ bình tĩnh để tìm hiểu kỹ về bệnh tự kỷ, chú ý đến cảm xúc mỗi khi tiếp xúc với trẻ.
    • Tạo cho con một môi trường sống an toàn, ổn định.
    • Dành nhiều thời gian cho con: quan sát, trò chuyện, thấu hiểu, dạy con từ những điều nhỏ nhặt.
    • Dạy con học mọi lúc mọi nơi bằng nhiều vật dụng khác nhau như đồ chơi, tranh ảnh, biểu tượng,…
    • Lắng nghe lời khuyên của người có chuyên môn: bác sĩ nhi khoa, bác sĩ chuyên khoa tâm thần…
    • Chia sẻ kinh nghiệm, phương pháp, phương tiện dạy con cho các cha mẹ khác.
    • Ghi lại diễn biến bệnh tình của trẻ và cách can thiệp để từ đó rút ra kinh nghiệm.

    5. Làm gì để luyện tập cho trẻ tự kỷ giao tiếp bình thường?

    5.1. Sử dụng ngôn ngữ đơn giản

    Với trẻ tự kỷ, hạn chế giao tiếp thì khi dạy, hãy dùng câu nói đơn giản, dễ hiểu để trẻ dễ nắm bắt. Khả năng tiếp thu ngôn ngữ của trẻ bị hạn chếnên sử dụng câu ngắn gọn, là điều rất cần thiết. Khi nói chuyện với trẻ bằng những câu nói phức tạp trẻ sẽ cảm thấy bối rối, khó khăn. Từ đó trẻ lại càng ngại giao tiếp ngại lắng nghe hơn.

    5.2. Tạo điều kiện để trẻ tương tác với bên ngoài

    Bản năng của mỗi đứa trẻ luôn có xu hướng học hỏi và khám phá môi trường xung quanh. Vì thế khi trẻ bị tự kỷ, bố mẹ hãy tạo điều kiện để trẻ không cảm thấy một mình. Không để trẻ cảm thấy khác biệt so với những người xung quanh. Hãy cư xử với trẻ một cách thoải mái tự nhiên nhất. Tránh để trẻ nghĩ rằng mình có bệnh, không làm được những việc mà những đứa trẻ khác có thể làm.

    Tạo điều kiện để trẻ tự kỷ tương tác với bên ngoài

    Tạo điều kiện để trẻ tự kỷ tương tác với bên ngoài

    Hãy thường xuyên đưa trẻ đi dạo chơi công viên, tham gia các hoạt động trên trường lớp. Điều này sẽ rất tốt cho việc dạy trẻ tự kỷ tập nói. Vì khi thấy nhiều người nói chuyện, bé sẽ cảm thấy có động lực để nói chuyện hơn.

    5.3. Quan tâm đến sở thích của trẻ

    Khi trẻ thích điều gì thì lúc mọi người nói chuyện về nó trẻ sẽ chú ý lắng nghe. Vì thế, hãy thường xuyên nói chuyện về những điều con thích. Hoặc mua những món đồ chơi mà con yêu thích v à khuyến khích con chơi cùng mỗi ngày. Nếu trẻ đã quen chơi với món đồ đó, hãy cất chúng ở nơi mà trẻ không thể lấy được.

    Ban đầu, khi trẻ đòi đồ chơi bằng hành động, hãy đưa cho trẻ. Sau đó giả vờ như không hiểu những hành động của con. Điều này sẽ thúc đẩy việc con phải nói chuyện để có được món đồ chơi mà chúng thích.

    5.4. Sử dụng hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ

    Giao tiếp phi ngôn ngữ là nền móng để giao tiếp bằng lời nói. Phụ huynh hãy bắt chước theo những cử chỉ hành động của con, chẳng hạn như gật đầu, lắc đầu.… Sử dụng ngôn ngữ cơ thể gần gũi thì con trẻ sẽ dễ hiểu, nhanh chóng thích nghi. Từ đó sẽ dần quen với những kỹ năng giao tiếp sau này.

    5.5. Sử dụng các thiết bị công nghệ hỗ trợ

    Hiện nay có rất nhiều ứng dụng, trò chơi trên điện thoại được thiết kế hỗ trợ trẻ tự kỷ. Hỗ trợ phụ huynh dạy trẻ học, giúp việc học của trẻ dễ dàng và thú vị hơn. Công nghệ hiện đại và các phương pháp hỗ trợ trực quan giúp dễ dàng dạy trẻ tự kỷ tập nói. Hơn nữa còn giúp bé cảm thấy vui vẻ hơn khi tìm hiểu về chúng.

    5.6. Tham gia câu lạc bộ, hội nhóm dành cho bố mẹ của trẻ tự kỷ

    Có rất nhiều câu lạc bộ, hội nhóm dành cho bố mẹ có trẻ tự kỷ được lập ra. Đây là nơi các bậc cha mẹ cùng nhau trò chuyện, chia sẻ cách dạy trẻ tự kỷ tập nói. Tại đây, bố mẹ có thể học hỏi kinh nghiệm dạy con từ những phụ huynh khác.

    Tham gia câu lạc bộ, hội nhóm dành cho bố mẹ của trẻ tự kỷ

    Tham gia câu lạc bộ, hội nhóm dành cho bố mẹ của trẻ tự kỷ

    Một sốnơi còn tổ chức tập huấn để phổ biến kiến thức, kỹ năng chăm sóc trẻ tự kỷ. Bên cạnh đó, đây cũng là nơi để các trẻ tự kỷ có thể vui chơi và giao tiếp với các bạn khác giống như mình. Điều đó giúp các bé kết bạn và hòa nhập dễ dàng hơn.

    5.7. Để cho trẻ có không gian riêng

    Trẻ tự kỷ sẽ rất nhút nhát, khi mọi người quá tập trung vào trẻ sẽ vô tình khiến trẻ e dè hơn. Có khi lại khiến trẻ ngại nói chuyện hơn. Để dạy trẻ tự kỷ nói tốt nhất đó là tạo điều kiện cho con tự học. Điều này giúp con bạn phân tích và hiểu rõ tình huống hơn.

    Hãy dành cho trẻ những không gian riêng để tự tìm hiểu về những thứ xung quanh. Có thể sẽ mất khá nhiều thời gian, nhưng nó mang lại hiệu quả lâu dài bền vững hơn. Đừng nóng vội mà hãy để con trẻ học theo tốc độ của riêng chúng. Dạy trẻ tự kỷ tập nói luôn đòi hỏi sự kiên nhẫn rất lớn.

    Chẳng hạn khi hỏi một câu hỏi, hãy dừng lại một lúc để cho con thời gian suy nghĩ trả lời. Để con tự do nói lên những mong muốn của mình. Sau đó, hãy nhanh chóng đáp lại lời nói của bé. Như vậy bé sẽ cảm nhận được sức mạnh của lời nói và giao tiếp. Điều này sẽ khuyến khích bé nói nhiều hơn.

    Chăm sóc và dạy trẻ tự kỷ cần có sự kiên nhẫn. Trẻ tự kỷ không chỉ cần được dạy cách nói chuyện mà còn cần được quan tâm và thấu hiểu. Hy vọng những chia sẻ trên đây của Trung tâm gia sư WElearn sẽ giúp các bậc phụ huynh biết cách dạy trẻ tự kỷ tại nhà. Tình yêu thương và sự tin tưởng chính là liều thuốc tốt nhất cho trẻ, tạo động lực cho trẻ tiếp xúc với bên ngoài nhiều hơn.

    Xem thêm các bài viết:

    ? Trung tâm gia sư WElearn chuyên giới thiệu, cung cấp và quản lý Gia sư.
    ? Đội ngũ Gia sư với hơn 1000 Gia sư được kiểm duyệt kỹ càng.
    ? Tiêu chí của chúng tôi là NHANH CHÓNG và HIỆU QUẢ. NHANH CHÓNG có Gia sư và HIỆU QUẢ trong giảng dạy.