? Trung tâm gia sư WElearn chuyên giới thiệu, cung cấp và quản lý Gia sư.
? Đội ngũ Gia sư với hơn 1000 Gia sư được kiểm duyệt kỹ càng.
? Tiêu chí của chúng tôi là NHANH CHÓNG và HIỆU QUẢ. NHANH CHÓNG có Gia sư và HIỆU QUẢ trong giảng dạy.
Mùa thi đã gần kề, chắc chắn hầu hết các học sinh đều cần những đề thi để tham khảo. Trung tâm gia sư WElearn đã tổng hợp 10 đề thi ngữ văn học kỳ 1 lớp 6 năm 2020 (có đáp án). Các bạn tham khảo nhé!
>>>> Xem thêm: Gia sư Lớp 6 dạy kèm tại nhà
Đọc kỹ đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi bên dưới:
“Nhà vua lấy làm lạ, cho đưa Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lí Thông đến chuyện chém chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra mọi sự. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.”
(Sách Ngữ văn 6, tập một – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam)
Câu 1 (0,5 điểm): Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì ?
Câu 2 (0,5 điểm): Chỉ ra 1 danh từ chung, 1 danh từ riêng trong câu: “Nhà vua lấy làm lạ, cho đưa Thạch Sanh đến”?
Câu 3 (1,0 điểm): Vì sao mẹ con Lí Thông được Thạch Sanh tha tội chết nhưng vẫn bị trời trừng trị?
Câu 4 (1,0 điểm): Việc tha tội chết cho mẹ con Lý thông của Thạch Sanh thể hiện phẩm chất đẹp đẽ nào ở nhân vật này, đồng thời gửi gắm ước mơ gì của nhân dân ta?
Câu 1 (0,5 điểm): Thế nào là động từ? Cho 1 ví dụ về động từ?
Câu 2 (0,5 điểm): Kể tên các truyền thuyết đã được học trong chương trình Ngữ văn 6?
Câu 3 (1,0 điểm): Trình bày ý nghĩa của truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”? (Sách Ngữ văn 6, tập một – Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam).
Hãy kể về người mẹ của em.
Câu 1: 0,5 điểm
Câu 2: 0,5 điểm
Câu 3: 1 điểm
Mẹ con Lí Thông được Thạch Sanh tha tội chết nhưng vẫn bị trời trừng trị là vì:
Câu 4: 1 điểm
Câu 1: 0,5 điểm
Câu 2: 0,5 điểm
Các truyền thuyết đã được học trong chương trình Ngữ văn 6:
Câu 3: 1 điểm
Ý nghĩa của truyện ngụ ngôn “Ếch ngồi đáy giếng”:
– Phê phán những kẻ hiểu biết hạn hẹp mà lại huênh hoang. – Khuyên nhủ người ta phải cố gắng mở rộng tầm hiểu biết của mình, không được chủ quan, kiêu ngạo.
Câu 1 (1điểm): Đọc kĩ đoạn văn và các câu hỏi, sau đó trả lời bằng cách khoanh tròn vào chữ cái đầu câu trả lời đúng nhất
“ … Khi cậu bé vừa khôn lớn thì mẹ chết. Cậu sống lủi thủi trong một túp lều cũ dựng dưới gốc đa, cả gia tài chỉ có một lưỡi búa của cha để lại. Người ta gọi cậu là Thạch Sanh. Năm Thạch Sanh bắt đầu biết dùng búa, Ngọc Hoàng sai thiên thần xuống dạy cho đủ các môn võ nghệ và các phép thần thông”
1. Nhân vật chính trong đoạn trích trên là:
A. Thánh Gióng B. Thạch Sanh
C. Lạc Long Quân D. Lang Liêu
2. “Thiên thần” là từ mượn
A. Đúng B. Sai
3. Đoạn văn trên được viết theo phương thức biểu đạt nào ?
A. Biểu cảm C. Thuyết minh
B. Nghị luận D. Tự sự
4. Dòng nào dưới đây là phần trung tâm của cụm danh từ “ mọi phép thần thông”?
A. Thần thông B. Mọi
C. Phép D.Thần
Câu 2(0,5 điểm): Điền từ còn thiếu vào chỗ trống để hoàn thiện khái niệm
(1)…………………… là từ chỉ người, vật, hiện tượng, khái niệm. Chức vụ điển hình trong câu của danh từ là làm (2)………………..
Câu 3(0,5 điểm): Nối cột A với cột B để hoàn thiện các khái niệm
Cột A | Nối | Cột B |
1. Từ láy 2. Từ đơn 3. Từ ghép | 1+ 2+ | a. là từ chỉ gồm một tiếng b. Từ gồm hai hoặc nhiều tiếng có quan hệ về âm với nhau |
Câu 4 (1điểm): Cho câu sau, phát hiện lỗi sai và sử lại cho đúng
Một số bạn còn bàng quang với lớp.
Phát hiện lỗi sai và sửa lại cho đúng
Lỗi sai:……………………………………………………………………………………………………..
Sửa:.………………………………………………………………………………………………………..
Câu 5 (2 điểm): Tìm các danh từ chỉ sự vật mà em biết, phát triển một trong các danh từ đó thành cụm danh từ và đặt câu
Câu 6 (5 điểm): Kể một kỉ niệm với thầy hoặc cô giáo của em.
Mỗi ý đúng được 0,25 điểm
Câu 1: 1b 2a 3d 4c
Câu 2: Dành từ, chủ ngữ
Câu 3: 1+b 2+a
Câu 4 (1 điểm)
– Thay từ: Bàng quang = bàng quan (0,5)
– Sửa lại: Có một số bạn còn bàng quan với lớp(0,5)
Câu 5 (2 điểm):
Các danh từ chỉ sự vật: nhà, cửa, chó, mèo
Phát triển thành cụm danh từ: Những con mèo
Đặt câu: Những con mèo nhà em rất đẹp
Câu 6( 5 điểm)
a. Nội dung
Mở bài(0,5 điểm)
Giới thiệu kỉ niệm với thầy cô gáo của em.
Thân bài( 4 điểm)
Kết bài(0,5 điểm)
b. Hình thức
Bài viết gồm 3 phần : Mở bài, thân bài, kết bài được trình bày khoa học, rõ ràng và diễn đạt mạch lạc …
c, Kĩ năng: Có kĩ năng làm văn tự sự
Câu 1. (2 điểm) Thế nào là truyền thuyết? Kể tên hai truyện truyền thuyết đã được học (Không kể tên các truyện truyền thuyết hướng dẫn đọc thêm )
Câu 2. (3 điểm) Tìm số từ trong bài thơ sau. Xác định ý nghĩa của các số từ ấy.
Không ngủ được.
Một canh …hai canh…lại ba canh.
Trằn trọc băn khoăn, giấc chẳng thành;
Canh bốn, canh năm vừa chợp mắt,
Sao vàng năm cánh mộng hồn quanh. ( Hồ Chí Minh)
Câu 3. (5 điểm) :Hãy kể lại truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh theo ngôi kể thứ nhất.
Câu 1: (2đ)
Truyền thuyết là loại truyện dân gian kể về các nhân vật, sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng kỳ ảo. Truyền thuyết thể hiện thái độ và cách đánh giá của nhân dân đối với các nhân vật, sự kiện lịch sử được kể. (2đ)
Kể tên hai truyện truyền thuyết:
Câu 2 : ( 3 điểm)
– Số từ : Một, hai,ba,năm (Năm cánh), bốn, năm ( Canh năm). ( 1,5 điểm – 0,25đ/từ)
+ Một, hai, ba, năm( Năm cánh) : Số từ chỉ số lượng. ( 1 điểm)
+ Bốn, năm(Canh năm) : Số từ chỉ thứ tự. ( 0,5 điểm)
Câu 4. (5 điểm)
Bài làm cần đảm bảo một số nội dung sau:
Kể lại nội dung câu chuyện theo trình tự diễn biến sự việc như sau:
Câu 1 (1 điểm;) Trình bày khái niệm truyền thuyết.
Câu 2 ( 1 điểm ) Em hiểu thế nào tính từ ? Có mấy loại tính từ ?
Câu 3 (1 điểm ) Nêu khái niệm nghĩa của từ. Lấy ví dụ minh họa.
Câu 4 (7 điểm ) Kể lại truyện Sơn Tinh, Thuỷ Tinh bằng lời văn của em.
Câu 1
Câu 2
Câu 3:
Nghĩa của từ là nội dung( sự vật, tính chất, hoạt động, quan hệ…) mà từ biểu thị. – Lấy ví dụ
Câu 4:
a. Mở bài:
b. Thân bài:
c. Kết bài:
Hằng năm Thuỷ Tinh vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh nhưng đều thất bại. – Lí giải hiện tượng lũ lụt xảy ra hằng năm.
Bó hoa đẹp nhất
Ly biết từ khi sinh em My, mẹ đã quên hẳn việc tổ chức sinh nhật cho mẹ. Nhưng sinh nhật của hai chị em thì bao giờ mẹ cũng nhớ.
Hôm nay là sinh nhật mẹ, Ly băn khoăn không biết nên tặng quà gì cho mẹ. Trong khi mẹ lúi húi nấu cơm dưới bếp, Ly bế em My ra ngõ chơi. Em My tụt xuống đất, chạy loăng quăng thích thú. Nó chỉ bông hoa râm bụt đỏ chói đòi chị hái. À phải rồi, mẹ rất yêu hoa mà! Ly hái những bông hoa cúc dại mọc đầy bên đường xếp thành một bó. Bên cạnh những bông cúc trắng xinh xinh, Ly cài thêm những bông hoa râm bụt đỏ tươi rực rỡ. Hai chị em Ly vào nhà với bó hoa tặng mẹ ngày sinh nhật. Mẹ vui mừng ôm hai chị em vào lòng và nói: “Đây là bó hoa đẹp nhất mà mẹ được tặng đấy!”.
Theo Hà Huy Anh
(Vở bài tập Đạo đức 3, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, năm 2019)
Câu 1 (1,0 điểm).
Các từ: “bó hoa”, “đẹp”, “tặng” trong câu “Đây là bó hoa đẹp nhất mà mẹ được tặng đấy!”, từ nào là danh từ, động từ, tính từ?
Câu 2 (1,0 điểm).
Giải thích nghĩa của từ “băn khoăn” trong câu “Hôm nay là sinh nhật mẹ, Ly băn khoăn không biết nên tặng quà gì cho mẹ.”.
Câu 3 (1,0 điểm).
Theo em, vì sao người mẹ lại nói: “Đây là bó hoa đẹp nhất mà mẹ được tặng đấy!”?
Câu 4 (1,0 điểm).
Viết một đoạn văn ngắn (từ 3 đến 5 câu) về tình cảm của em đối với mẹ.
Em hãy hóa thân vào quyển sách Ngữ văn 6, kể lại chuyện vui buồn trong những ngày gắn bó với một bạn học sinh.
Câu 1: (Học sinh làm đúng 01 từ được 0,5 điểm; đúng 02 từ được 0,75 điểm)
Câu 2:
“Băn khoăn” có nghĩa là không yên lòng vì đang có những điều phải nghĩ ngợi.
Câu 3
Vì người mẹ rất vui mừng, xúc động trước tấm lòng hiếu thảo của hai chị em Ly.
Câu 4:
Mở bài: Tự giới thiệu về mình (quyển sách Ngữ văn 6). (0,5d)
Thân bài:
Kết bài: Cảm nghĩ, mong ước của mình (quyển sách Ngữ văn 6). (0,5 điểm)
Sáng tạo: Học sinh có cách viết ấn tượng, suy nghĩ mới mẻ phù hợp với năng lực mình (có những góc nhìn riêng phù hợp với chuẩn mực chung). (0,5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bên dưới:
“Hai chàng đều vừa ý ta, nhưng ta chỉ có một người con gái, biết gả cho người nào? Thôi thì ngày mai ai đem sính lễ đến trước, ta sẽ cho cưới con gái ta.
Hai chàng tâu hỏi đồ sính lễ cần sắm những gì, vua bảo: “ Một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng và voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi.” ”
(Theo Huỳnh Lý, Ngữ văn 6, tập một, NXBGDVN 2010, trang 31-33)
Câu 1: (2,00 điểm)
Trong đoạn trích trên vua Hùng đã ra điều kiện chọn rễ là có ý chọn Sơn Tinh? Em suy nghĩ gì về cách làm này của nhà vua hãy viết một đoạn văn giải thích?
Câu 2: Kể lại một truyện dân gian em thích bằng lời văn của em. (5.0đ)
Câu 1
Câu 2
Câu 3
Câu 4
a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận
Có đủ các câu mở đoạn, thân đoạn, kết đoạn. Câu mở đoạn nêu được vấn đề, các câu thân đoạn triển khai được vấn đề, câu kết đoạn chốt được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận
Nguyên nhân do đâu mà vua Hùng ra điều kiện như vậy…
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm ; vận dụng tốt các thao tác lập luận ; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng ; rút ra bài học nhận thức và hành động.
Học sinh có thể trả lời theo nhiều cách hiểu miễn có lí. Ví dụ :
Vua Hùng rất sáng suốt trong việc chọn rễ, tin vào sức mạnh của Sơn Tinh có thể chiến thắng Thủy Tinh, bảo vệ cuộc sống bình yên cho nhân dân. Đây là các món lễ vật kì lạ chỉ có ở miền đồng bằng, vùng núi. Qua đó ta thấy thái độ của người Việt cổ:
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
a. Đảm bảo cấu trúc bài văn
Có đủ các phần mở bài, thân bài và kết bài. Phần mở bài nêu được vấn đề, phần thân bài triển khai được vấn đề, phần kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng luận đề
Kể lại đúng một truyện dân gian bằng lời văn của em.
c. Triển khai nội dung bài viết ; vận dụng tốt các phương thức biểu đạt : tự sự, miêu tả, biểu cảm,…
d. Sáng tạo
Có cách kể sáng tạo, suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ,…
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu Viết ít sai chính tả, dùng từ, đặt câu
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu :
Dế và lừa
Một chú lừa sau khi nghe dế hát liền ngỏ ý muốn theo dế học hát. Nghe vậy, dế nói:
– Muốn học hát cũng được nhưng mỗi ngày anh chỉ được uống một vài giọt sương thôi !
Thế là chú lừa làm theo lời dế, mỗi ngày chỉ uống vài giọt sương. Thế rồi chỉ mấy hôm sau chú lừa chết vì đói khát.
( Hạt giống tâm hồn, tập 14, NXB Tổng hợp Thành phố Hồ Chí minh, tr 77)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên.
Câu 2: Câu chuyện trên được kể theo thứ tự kể nào? Nêu đặc điểm của thứ tự kể ấy?
Câu 3: Nêu ý nghĩa của câu chuyện.
Câu 4: Từ văn bản trên, hãy rút ra bài học có ý nghĩa nhất đối với bản thân mình.
Câu 1 (2.0 điểm)
Qua những điều rút ra từ câu chuyện ở phần đọc hiểu, em hãy viết một đoạn văn ( khoảng 200 chữ) với câu chủ đề : Đừng làm theo người khác khi mình không có khả năng sở trường về lĩnh vực ấy.
Câu 2 ( 5 điểm)
Đóng vai Lang Liêu em hãy kể lại truyện Bánh chưng, bánh giày.
Câu 1: Xác định đúng phương thức biểu đạt chính là: phương thức tự sự (0,5đ)
Câu 2: Câu chuyện trên kể theo thứ tự kể xuôi. Đặc điểm: kể theo thứ tự tự nhiên là việc gì diễn ra trước kể trước, việc gì diễn ra sau kể sau, kể cho đến hết.(0,5đ)
Câu 3: Ý nghĩa:
– Đây là một câu chuyện thông qua hai con vật là chú Lừa và Dế cho chúng ta bài học không nên đua đòi học theo những điều không thuộc khả năng và sở trường của mình . Nếu ai cũng vì hứng thú nhất thời mà làm những điều mình hoàn toàn không có khả năng thì hẳn kết quả cũng chỉ như chú Lừa mà thôi- phải đánh đổi cả tính mạng của mình. (1.0 đ)
Câu 4: Bài học : (1.0 đ)
– Nên làm theo những gì thuộc về khả năng của mình
– Đừng làm theo người khác khi mình không có khả năng, sở trường về lĩnh vực ấy sẽ chuốc lấy thất bại thảm hại
– Không đồng tình với cách sống đua đòi, học và làm theo người khác thì phải suy xét kĩ lưỡng trước khi đưa ra quyết định, luôn biết khả năng của mình.
– Phê phán cách sống đua đòi bắt chước.
a- Về kĩ năng: (0,5 đ)
Biết trình bày đoạn văn tự sự có câu chủ đề : Đừng làm theo người khác khi mình không có khả năng sở trường về lĩnh vực ấy.
b- Về nội dung: ( 1,5đ)
a- Yêu cầu chung:
HS biết kết hợp kiến thức và kĩ năng dạng bài văn tự sự kể chuyện sáng tạo để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc, thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt . Không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. ( 0,5đ)
b- Yêu cầu cụ thể :
Mở bài: (0,5đ)
Thân bài: (3,5 đ)
Kết bài : ( 0,5đ)
Em hãy đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời các câu hỏi:
“ Nhà vua lấy làm lạ, cho đưa Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lí Thông đến chuyện chém giết chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra mọi sự. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.”
( Ngữ văn 6- Tập 1)
Kể về một kỉ niệm đáng nhớ của em.
Câu 1
Câu 2.
Câu 3: HS chỉ ra cụm danh từ : hai mẹ con Lí Thông
Câu 4:
Gợi ý dàn bài:
Mở bài
Thân bài:
Giới thiệu hoàn cảnh xảy ra câu chuyện:
Kể diễn biến câu chuyện theo một trình tự nhất định
3. Kết bài
Bày tỏ suy nghĩ, tình cảm của em về kỉ niệm đáng nhớ đó
“Nhà vua lấy làm lạ, cho đưa Thạch Sanh đến. Trước mặt mọi người, chàng kể hết đầu đuôi chuyện của mình, từ chuyện kết bạn với Lí Thông đến chuyện chém giết chằn tinh, giết đại bàng, cứu công chúa, bị Lí Thông lấp cửa hang và cuối cùng bị bắt oan vào ngục thất. Mọi người bấy giờ mới hiểu ra mọi sự. Vua sai bắt giam hai mẹ con Lí Thông, lại giao cho Thạch Sanh xét xử. Chàng không giết mà cho chúng về quê làm ăn. Nhưng về đến nửa đường thì chúng bị sét đánh chết, rồi bị hóa kiếp thành bọ hung.”
(Ngữ văn 6- Tập 1)
I. Phần trắc nghiệm (2 điểm): Hãy chọn đáp án đúng trong các câu sau:
Câu 1. Trong các văn bản sau, văn bản truyện cổ tích là:
A. Thạch Sanh.
B. Sự tích Hồ Gươm.
C. Thánh Gióng.
D. Sơn Tinh, Thuỷ Tinh.
Câu 2. Văn bản Thạch Sanh được viết theo phương thức biểu đạt chính là:
A. Miêu tả.
B. Tự sự.
C. Biểu cảm.
D. Nghị luận.
Câu 3. Câu văn Thần dạy dân cách trồng trọt, chăn nuôi và cách ăn ở có:
A. Bốn từ đơn.
B. Năm từ đơn.
C. Sáu từ đơn.
D. Bảy từ đơn.
Câu 4. Trong các từ sau, từ mượn là từ:
A. Đẹp đẽ.
B. Xinh xắn.
C. Vuông vức
D. Ô-sin.
Câu 5. Truyện Thánh Gióng thể hiện rõ quan niệm
A. Về người anh hùng xuất thân từ nhân dân.
B. Về nguồn gốc làm nên sức mạnh.
C. Về tinh thần đoàn kết gắn bó.
D. Về sức mạnh của vũ khí giết giặc.
Câu 6. Trong bốn từ sau cuồn cuộn, lềnh bềnh, nao núng, nhà cửa có:
A. Một từ ghép.
B. Hai từ ghép.
C. Ba từ ghép.
D. Bốn từ ghép.
Câu 7. Loại truyện dân gian kể về các nhân vật và sự kiện có liên quan đến lịch sử thời quá khứ, thường có yếu tố tưởng tượng, kì ảo là loại truyện:
A. Truyền thuyết.
B. Thần thoại.
C. Cổ tích.
D. Ngụ ngôn.
Câu 8. Chức năng chủ yếu của văn tự sự là:
A. Miêu tả sự việc.
B. Kể về người và sự việc.
C. Tả người và tả vật.
D. Thuyết minh về sự vật.
Câu 9.
Chi tiết Gióng đánh giặc xong, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời có ý nghĩa như thế nào?
Câu 10. Cho câu văn: Các bạn trong lớp em chơi với nhau rất thân thích.
Câu 11.
Hãy kể về người bạn thân của em.
Học sinh viết lại chữ cái đầu câu trả lời đúng (trong các câu trả lời sau mỗi câu hỏi). Mỗi câu đúng được 0,25 điểm, trả lời sai hoặc thừa thì không cho điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 | 5 | 6 | 7 | 8 |
Đáp án | A | B | C | D | A | A | A | B |
Câu 9: Ý nghĩa của chi tiết trên
Câu 10: Học sinh xác định được:
Câu 11:
Mở bài: Giới thiệu chung về người bạn định kể.
Thân bài
Kết bài: Nêu tình cảm, ý nghĩ của em đối với bạn
Đọc kĩ đoạn văn sau và trả lời câu hỏi bằng cách chọn chữ cái trước câu trả lời đúng:
Giặc đã đến chân núi Trâu. Thế nước rất nguy, người người hoảng hốt. Vừa lúc đó, sứ giả đem ngựa sắt, roi sắt, áo giáp sắt đến. Chú bé vùng dậy vươn vai một cái bỗng biến thành một tráng sĩ mình cao hơn trượng, oai phong, lẫm liệt. Tráng sĩ bước lên vỗ vào mông ngựa. Ngựa hí dài mấy tiếng vang dội. Tráng sĩ mặc áo giáp, cầm roi, nhảy lên mình ngựa. Ngựa phun lửa, tráng sĩ thúc ngựa phi thẳng đến nơi có giặc, đón đầu chúng đánh giết hết lớp này đến lớp khác, giặc chết như rạ. Bỗng roi sắt gãy. Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc. Giặc tan vỡ. Đám tàn quân giẫm đạp lên nhau chạy trốn, tráng sĩ đuổi đến chân núi Sóc (Sóc Sơn). Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.
A. Em bé thông minh.
B. Sơn Tinh, Thủy Tinh.
C. Thạch Sanh.
D. Thánh Gióng.
A. Tự sự.
B. Miêu tả.
C. Biểu cảm.
D. Nghị luận.
Tráng sĩ bèn nhổ những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.
A. Tráng sĩ bèn nhổ
B. những cụm tre cạnh đường
C. quật vào giặc.
D. những cụm tre cạnh đường quật vào giặc.
“Đến đấy, một mình một ngựa, tráng sĩ lên đỉnh núi, cởi giáp sắt bỏ lại, rồi cả người lẫn ngựa từ từ bay lên trời.”
A. Hình ảnh Gióng bất tử trong lòng nhân dân.
B. Gióng xả thân vì nghĩa lớn, không hề đòi hỏi công danh, phú quý.
C. Dấu tích của chiến công, Gióng để lại cho quê hương, xứ sở.
D. Cả A, B và C
Câu 5. Thế nào là truyện ngụ ngôn? Kể tên các truyện ngụ ngôn mà em đã học và đọc thêm trong chương trình Ngữ văn 6 (Tập 1) ?
Câu 6. Hãy giải nghĩa của các từ “xuân” trong câu thơ sau và cho biết từ “xuân” nào được dùng theo nghĩa gốc, từ “xuân” nào được dùng theo nghĩa chuyển?
Mùa xuân là tết trồng cây
Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.
(Hồ Chí Minh)
Câu 7. Mẹ là người đã sinh ra em, là người dìu dắt, che chở cho em trong cuộc sống. Hãy viết một bài văn kể về mẹ của em?
Phần I. Trắc nghiệm: ( 2,0 điểm). Trả lời đúng mỗi câu được 0,5 điểm.
Câu | 1 | 2 | 3 | 4 |
Đáp án | D | A | B | D |
Câu 5 (1,5 điểm):
– Truyện ngụ ngôn là loại truyện kể, bằng văn xuôi hoặc văn vần, mượn chuyện về loài vật, đồ vật hoặc về chính con người để nói bóng gió, kín đáo chuyện con người, nhằm khuyên nhủ, răn dạy người ta bài học nào đó trong cuộc sống. (0,5 điểm)
– Các truyện ngụ ngôn đã học và đọc thêm: (1 điểm)
+ Ếch ngồi đáy giếng.
+ Thầy bói xem voi.
+ Đeo nhạc cho mèo.
+ Chân, Tay, Tai, Mắt, Miệng.
Câu 6 (1,5 điểm):
– Từ “xuân” trong câu 1 được dùng theo nghĩa gốc (0,25 điểm): Chỉ một mùa trong năm, mùa chuyển tiếp từ đông sang hạ, thời tiết ấm dần lên, thường được coi là mở đầu của một năm.(0,5 điểm)
– Từ “xuân” trong câu 2 được dùng theo nghĩa chuyển ( 0,25 điểm): Chỉ sự tươi đẹp, giàu có, tươi mới của đất nước.(0,5 điểm)
Câu 7 (5 điểm):
Yêu cầu chung: HS biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về văn kể chuyện để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng, kể phải phù hợp với đời sống thực tế. Văn viết có cảm xúc, chân thực, diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết, không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
a. Mở bài: (0,5 điểm) Giới thiệu chung về mẹ em.
b. Thân bài: ( 4 điểm )
c. Kết bài: (0,5 điểm) Nêu tình cảm, ý nghĩ của em đối với mẹ.
* Lưu ý: Trên đây là một số gợi ý chung mang tính định hướng. Các giám khảo chấm cần linh hoạt. Cần chú ý khuyến khích những bài viết hiểu đề, có chất văn, diễn đạt tốt.
Như vậy, WElearn đã tổng hợp 10 đề thi ngữ văn 6 HK1 năm 2020 (có đáp án), các bạn học sinh có thể luyện để làm bài tự tin hơn.
? Trung tâm gia sư WElearn chuyên giới thiệu, cung cấp và quản lý Gia sư.
? Đội ngũ Gia sư với hơn 1000 Gia sư được kiểm duyệt kỹ càng.
? Tiêu chí của chúng tôi là NHANH CHÓNG và HIỆU QUẢ. NHANH CHÓNG có Gia sư và HIỆU QUẢ trong giảng dạy.
Bài viết cùng chủ đề