? Trung tâm gia sư WElearn chuyên giới thiệu, cung cấp và quản lý Gia sư.
? Đội ngũ Gia sư với hơn 1000 Gia sư được kiểm duyệt kỹ càng.
? Tiêu chí của chúng tôi là NHANH CHÓNG và HIỆU QUẢ. NHANH CHÓNG có Gia sư và HIỆU QUẢ trong giảng dạy.
Rubik là một trò chơi khá mới và độc đáo, giúp trẻ em tăng sự tư duy. Trò chơi này có nhiều cấp độ từ dễ đến khó với nhiều hình dạng khác nhau. Phổ biến nhất là Rubik 3×3. Hôm nay, Trung tâm Gia Sư WElearn sẽ chia sẻ cho bạn nguồn gốc của rubik, công thức Rubik 3×3, lợi ích khi chơi rubik,… cùng theo dõi nhé!
>>>> Xem thêm: Gia sư môn Toán tại nhà
Ernö Rubik là một nhà điêu khắc, kiến trúc sư. Ông có sự đam mê với các hình không gian nên ông thường dành thời gian rảnh của mình để đến Học viện Nghệ thuật Ứng dụng và Thiết kế ở Budapest để sáng chế ra các đồ dùng, đồ chơi phục vụ việc dạy học, giúp sinh viên dễ hình dung hơn về không gian 3 chiều.
Mùa xuân năm 1974, ông nghĩ ra ra một khối lập phương nhỏ. Mỗi mặt của nó bao gồm các hình vuông có khả năng di chuyển.
Mùa thu năm 1974, những người bạn của Rubik đã giúp ông biến mô hình trong tưởng tượng thành hiện thực. Chiếc rubik đó là rubik đầu tiên và được làm bằng gỗ.
Ban đầu, ông chỉ có ý định quan sát sự di chuyển của các ô vuông khi xoay rubik. Nhưng càng ngày, nó càng thu hút ông. Đỉnh điểm là lúc ông gặp khó khăn khi muốn làm cho các mặt rubik thành các màu đồng nhất.
Sau đó, ông quyết định dành 1 tháng của mình để tìm hiểu và khám phá các xếp rubik lại như ban đầu.
Sau khi đã hoàn thành, ông bắt đầu “tung” món đồ chơi này ra bên ngoài và được mọi người đón nhận.
Rubik là một khối lập phương được giáo sư kiến trúc người Hungary tên Erno Rubik phát minh vào năm 1974. Đây là một món đồ chơi rất hay để luyện trí thông minh và sự nhanh nhạy.
Khối rubik gồm 6 mặt, mỗi mặt 9 ô và được ghép từ 27 khối lập phương nhỏ hơn.
Mỗi mặt của lập phương được sơn một màu khác nhau. Trò chơi được bắt đầu từ lúc bạn xáo trộn vị trí của các mặt và nhiệm vụ của bạn là phải hoàn thành tất cả các mặt về cùng một màu.
Các mảnh ghép của rubik được phân biệt như sau:
Các mặt của khối rubik được quy ước như sau:
Lưu ý, việc các mặt màu nào được coi là R hay L hay U là tùy thuộc vào cách cầm nắm Rubik của bạn trên tay.
Quy ước về cách xoay này có ý nghĩa rất quan trọng trong việc học các công thức, do đó đây là phần bạn cần lưu ý để nắm rõ nhất.
Gặp ký hiệu R L U D F nghĩa là bạn phải quay các mặt đó 90 độ theo chiều kim đồng hồ
Gặp ký hiệu R’ L’ U’ D’ F’ B’ hoặc Ri Li Ui Di Fi Bi nghĩa là bạn phải quay mặt đó 90 độ ngược chiều kim đồng hồ
Gặp ký hiệu R2 L2 U2 D2 F2 B2 nghĩa là bạn phải xoay mặt đó 180 độ, theo chiều nào cũng được.
Giới thiệu về khối Rubik 3x3x3 và các quy ước, kí hiệu 3
Ví dụ: khi gặp công thức 2B nghĩa là bạn phải quay mặt B 180 độ. Lúc này, bạn để mặt B theo hướng của mình và quay 180 độ theo chiều kim đồng hồ.
Đưa mặt bạn buốn xếp lên trên cùng. Để giải hoàn thành bước đó, bạn làm như sau:
Lấy viên chính giữa của mặt đó làm trung tâm
Xác định các viên cạnh có màu cùng với màu viên trung tâm ở đâu
Di chuyển viên đó về phía mặt trước – F. Lúc này sẽ có 3 trường hợp xảy ra
Và nhiệm vụ của bạn lúc này là phải đưa nó về vị trí như hình
Ví dụ: nếu viên cạnh trắng này đang ở 4 vị trí sau, thì dùng F, F’ hoặc F2, F2′ để đưa về tầng 2.
Tiếp theo là xác định vị trí mà viên này phải trở về
Xoay U hoặc U’ để đưa nó về vị trí của mặt trên bên phải (vị trí X). Khí đó, ta sẽ có 2 trường hợp sau:
Sau đó, ta thực hiện đưa các dạng về đúng vị trí X theo công thức sau
Lặp lại các bước trên để hoàn thành mặt 1
Để hoàn thiện tầng 1, ta phải giải các góc của mặt vừa quay xong. Đưa màu của mặt ở góc về đúng màu với vị trí trung tâm.
Để thuận tiện, bạn nên quay ngược rubik lại, để mặt vừa hoàn thành xuống dưới cùng. Nghĩa là khi đó mặt D thành mặt U và ngược lại.
Nếu viên góc nằm ở tầng 3 (tầng màu vàng như trong hình), bạn dùng U hoặc U’ để đưa về các dạng sau
Nếu viên góc ở tầng 1 ( tức ở tầng màu trắng)
Dùng công thức (R U R’ U’) để đưa viên góc quay lại vị trí ở tầng 3 như trên. Sau đó, sử dụng các công thức ở 3 trường hợp trên để giải viên góc
Kết quả: Tầng 1 hoàn thành đồng thời các ô cạnh đúng với vị trí màu các bên như hình
Để hoàn thành tầng 2, bạn cần hoàn thành 4 viên cạnh của tầng 2 về đúng màu của nó.
Tìm viên cạnh mà không có màu cùng với màu mặt đáy.
Viên cạnh nằm ở tầng 3
Nếu viên cạnh nằm ở tầng 2
Dùng công thức (R U’ R’) (U’ F’ U F) để đưa các viên cạnh quay lại tầng 3 và áp dụng công thức ở trên
Ở bước này, có 3 trường hợp xảy ra nhưng bạn chỉ cần quay với công thức F R U R’ U’ F’.
Khi đó tầng 3 của khối Rubik sẽ lần lượt thay đổi theo thứ tự như hình dưới. Lưu ý, bạn cần để ý hướng của rubik để không bị quay sai. Hình dạng “L” phải có dạng như minh họa và đường thẳng phải nằm ngang.
Sau khi hoàn thành bước 4, bạn có dấu cộng ở mặt dưới (tầng 3). Tuy nhiên, vị trí của chúng có thể chưa đúng. Bạn cần đưa các viên cạnh về cùng màu với viên trung tâm tương ứng.
Cầm Rubik sao cho hai cạnh cần hoán đổi với nhau nằm ở mặt trước F và mặt trái L.
Thực hiện công thức (R U) (R’ U) (R U2) R’ U để hoán vị giữa cạnh vàng mặt F với cạnh vàng mặt L.
Chúng ta sẽ được hình khối rubik như sau:
Ở bước này sẽ có 3 trường hợp
Ở bước cuối cùng này, bạn cần đưa viên bị sai hướng nằm ở mặt trước, phía trên, bên phải như vị trí đánh dấu như bên dưới, tức vị trí FRU.
Thực hiện công thức R’ D’ R D 2 hoặc 4 lần để định hướng đúng góc
Dùng U hoặc U’ để chuyển các ô sai hướng về vị trí FRU và tiếp tục áp dụng lại công thức trên cho đến khi các ô về đúng màu của nó
Tóm tắt các bước chơi Rubik
Rubik là một trò chơi lành mạnh, giúp rèn luyện tư duy và trí thông minh. Dưới đây là các lợi ích mà rubik mang lại
Như vậy, WElearn đã giúp bạn Giải Mã Công Thức Rubik 3×3. Hy vọng những khiến thức này sẽ giúp ích cho bạn rèn luyện sự tư duy và nhanh nhạy của mình. Chúc bạn thành công nhé!
Xem thêm các bài viết liên quan
? Trung tâm gia sư WElearn chuyên giới thiệu, cung cấp và quản lý Gia sư.
? Đội ngũ Gia sư với hơn 1000 Gia sư được kiểm duyệt kỹ càng.
? Tiêu chí của chúng tôi là NHANH CHÓNG và HIỆU QUẢ. NHANH CHÓNG có Gia sư và HIỆU QUẢ trong giảng dạy.
Bài viết cùng chủ đề