Lấy lại mật khẩu
x
Góp ý cho Welearn
x

    Hành Trang Cho Trẻ Chuyển Cấp Lên Lớp 6 (Phần hai)

    08.06.2020
    WElearn Wind
    5/5 - (1 vote)

    Trung tâm gia sư WElearn kính mời quý phụ huynh cùng tìm hiểu tiếp việc chuẩn bị hành trang cho trẻ chuyển cấp lên lớp 6 qua phần hai của bài viết này nhé!

    Hành Trang Cho Trẻ Chuyển Cấp Lên Lớp 6 (Phần hai)
    Hành Trang Cho Trẻ Chuyển Cấp Lên Lớp 6 (Phần hai)

    4. Phát triển kỹ năng mềm chuẩn bị hành trang cho trẻ chuyển cấp

    4.1. Dạy trẻ kỹ năng ghi chép nhanh

    Hiện tại có 2 phương pháp ghi chú nội dung bài học cho trẻ dễ nhớ bà đó là: CornellMindmap. Hãy cùng WElearn tìm hiểu về nó nhé!

    4.2. Phương pháp Cornell

    Đây là phương pháp được phát minh bởi Giáo sư Walter Pauk. Đây là phương pháp vừa giúp trẻ ghi chú nội dung chính vừa tóm tắt nội dung bài học. Nhờ Cornell mà trẻ có thể thuộc bài ngay tại lớp.

    Để áp dụng phương pháp này trẻ hãy chuẩn bị một quyển tập riêng nhé. Hãy chia trang giấy thành 3 phần. Đầu tiên hãy ghi lại chủ đề bài học ở phía trên. Bên trái hãy ghi lại những nội dung chính của bài học và những câu hỏi có thể giáo viên sẽ kiểm tra, hay bất cứ khái niệm nào cần phải nhớ nhé!

    Bên phải là dành chỗ cho nội dung chi tiết hay những từ khoá chính trả lời cho câu hỏi ở cột bên trái. Các em cũng có thể ghi chú công thức, thời gian các mốc sự kiện hay những ý tưởng làm bài tốt hơn.

    Khung phía dưới các em hãy tổng kết lại nội dung bài học. Hãy sử dụng ngôn ngữ của mình để cho dễ hiểu và nhớ lâu hơn.

    4.3. Phương pháp Mindmap

    Đây là phương pháp được Tony Buzan phát minh. Bằng cách sử dụng những từ khoá chính, hình ảnh sinh động tuỳ thích giúp kích thích các nơtron thần kinh để bộ não ghi nhớ tốt hơn. Với phương pháp này các em hãy chuẩn bị bút màu nhé!

    • Bắt đầu với chủ đề bài học
    • Tiếp theo các em vẽ các nhánh chính theo nội dung trọng tâm của bài học. Hãy sử dụng từ khoá dễ nhớ và hình ảnh gợi mở.
    • Cuối cùng, từ nhánh chính các em vẽ các nhánh thứ cấp. Tương tự như vẽ nhánh chính, các em cũng nên dùng những từ khoá gợi nhớ bằng nhiều màu sắc khác nhau thêm sinh động nhé!

    >>>> Xem thêm: Gia sư Lớp 5 tại nhà

    4.4. Hướng dẫn trẻ kỹ năng quản lý thời gian

    Một ngày mỗi người chúng ta đều có 24 tiếng, 1440 phút, 86400 giây. Quản lý thời gian là một việc không hề dễ dàng nhất là với trẻ em. Ở lứa tuổi hồn nhiên, hiếu động làm thế nào để trẻ tự quản lý thời gian của chúng?

    4.5. Dạy trẻ xem đồng hồ

    Đa số các em nhỏ sẽ chưa biết cách xem đồng hồ và nhận thức được là 15 phút là bao lâu? Một tiếng đồng hồ là như thế nào. Hãy bắt đầu dạy trẻ cách xem đồng hồ. Và giúp chúng tự định nghĩa về thời gian.

    Hướng dẫn trẻ kỹ năng quản lý thời gian
    Hướng dẫn trẻ kỹ năng quản lý thời gian

    Ví dụ nếu chúng đòi xem tivi hay chơi một trò chơi quý phụ huynh hãy hạn định thời gian cho chúng. Ví dụ sau 15 phút phải tắt truyền hình. Hoặc 45 phút sau phải làm bài không được chơi nữa.

    4.6. Sắp xếp công việc hoàn thành trong ngày theo thời gian biểu cụ thể

    Bắt đầu một ngày mới hãy cùng trẻ viết ra những việc trẻ cần làm. Với từng công việc cụ thể trong thời gian bao lâu trẻ phải xong. Việc này giúp trẻ ghi nhớ công việc và quản lý thời gian biếu của mình hợp lý hơn. Để khích lệ tinh thần của chúng quý phụ huynh có thể treo thưởng nếu trẻ hoàn thành tốt.

    4.7. Rèn luyện kỹ năng tự lập cho bé

    Sinh thời Chủ Tịch Hồ Chí Minh có dặn các em nhỏ “Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tùy theo sức của mình”. Tuỳ theo độ tuổi mà quý phụ huynh có thể từng bước hướng dẫn trẻ việc tự phục vụ và chăm sóc bản thân. Ví dụ như nhờ trẻ lấy đồ hay để trẻ tự mặc quần áo, tự lấy nước uống, tự cất đồ chơi sau khi chơi xong, hoặc lau dọn những chỗ trẻ làm bẩn,…

    >>>> Xem thêm: Gia Sư Cho Học Sinh Tiểu Học

    5. Thiết kế cách học phù hợp cho trẻ với từng môn học cụ thể

    Chương trình tiểu học trẻ học với 1 giáo viên là chủ yếu nhưng khi vào cấp hai mỗi môn sẽ có một giáo viên phụ trách. Mà nội dung mỗi môn học cần truyền tải tới người học lại không giống nhau. Chính vì vậy, các em cần làm quen với việc thay đổi giáo viên liên tục trong một buổi. Vì mỗi giáo viên sẽ có phong cách dạy khác nhau, từ đó cách truyền tải kiến thức cũng không giống nhau.

    6. Không nên gây áp lực kết quả học tập cho trẻ

    Mỗi trẻ sẽ có tư duy, khả năng học tập khác nhau. Có trẻ học rất giỏi nhưng cũng không phủ nhận sẽ có những trẻ học lực trung bình. Tuy nhiên, phụ huynh không nên so sánh hay lấy tiêu chuẩn quá cao để áp đặt cho sự phấn đấu của trẻ. Suy cho cùng, điều mà các bậc làm cha làm mẹ mong mỏi là một đứa con ngoan, không giỏi giang xuất chúng nhưng phải thực sự là một người tử tế!

    Việc quát mắng hay la rầy chỉ khiến trẻ trở nên ức chế, làm cho chúng dễ bị trầm cảm. Thay vì bắt trẻ học bài, làm bài thì hãy dành thời gian cho trẻ nghỉ ngơi. Hơn nữa, hãy động viên khuyến khích trẻ học tốt. Ngày hôm nay tốt hơn ngày hôm qua một ít. Dần dần trẻ sẽ tiến bộ hơn.

    Trên đây là một số ý kiến của WElearn gia sư lớp 6 về việc chuẩn bị hành trang cho trẻ chuyển cấp lớp 5 lên lớp 6 phần hai. Trong mắt ba mẹ trẻ dù lớn vẫn là con của ba, mẹ. Và nhất là độ tuổi mới lớn. WElearn Gia Sư rất mong nhận được sự trao đổi và chia sẻ về tất cả các “vấn đề” của trẻ nhiều hơn nữa.

    Trung tâm gia sư WElearn
    Văn phòng chính: 38 Đường số 23, Khu phố 3, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
    Hotline: 0789882291

    ? Trung tâm gia sư WElearn chuyên giới thiệu, cung cấp và quản lý Gia sư.
    ? Đội ngũ Gia sư với hơn 1000 Gia sư được kiểm duyệt kỹ càng.
    ? Tiêu chí của chúng tôi là NHANH CHÓNG và HIỆU QUẢ. NHANH CHÓNG có Gia sư và HIỆU QUẢ trong giảng dạy.