Lấy lại mật khẩu
x
Góp ý cho Welearn
x

    Hiệp Định Giơ Ne Vơ 1973 Nguyên Nhân Thắng Lợi Và Ý Nghĩa Lịch Sử

    01.03.2022
    WElearn Wind
    Rate this post

    Hiệp định Giơ – ne – vơ 1973 là một điểm nhấn, là mốc son chói lọi trong kháng chiến để thống nhất đất nước của nhân dân ta. Hãy cùng WElearn gia sư tìm hiểu về hoàn cảnh lịch sử, diễn biến, nội dung và ý nghĩa của việc ký hiệp định nhé.

    1. Hoàn cảnh lịch sử của hiệp định Giơ ne vơ

    Trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về hoàn cảnh lịch sử của hiệp định Giơ – ne – vơ nhé!

    1.1. Về phía ta

    Chiến thắng của cuộc tiến công chiến lược đông – xuân 1953-1954 và chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) đã làm cho quân sự của Pháp phải lao đao, giáng một đòn thức tỉnh mạnh mẽ vào ý chí xâm lược của thực dân Pháp.

    Chính những thắng lợi này đã khẳng định vị thế và nỗ lực của Việt Nam, làm lật ngược thế cờ, xoay chuyển cục diện chiến tranh và tạo cơ sở về quân sự cho cuộc đấu tranh ngoại giao để kết thúc cuộc kháng chiến

    Hiệp Định Giơ Ne Vơ 1973 Nguyên Nhân Thắng Lợi Và Ý Nghĩa Lịch Sử

    Hiệp định Giơ ne vo

    1.2. Về phía địch

    Sau chiến tranh xâm lược Đông Dương, nền kinh tế và xã hội của nước Pháp rơi vào tình trạng lao đao.

    Pháp muốn tìm đường chạy một cách danh dự nên đã tìm đến giải pháp thương lượng trên thế mạnh. Pháp tranh thủ viện trợ từ Mỹ để thực hiện kế hoạch quân sự Nava nhưng lại bị thất bại ở chiến dịch Điện Biên Phủ (7/5/1954)

    1.3. Về mặt quốc tế

    Cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) không phân được thắng bại nên đã xuất hiện xu thế hòa hoãn.

    Tháng 1-1954, Hội nghị Ngoại trưởng được tổ chức với sự tham gia của 4 nước Liên Xô, Mỹ, Anh và Pháp ở Berlin nhằm thỏa thuận giải quyết vấn đề chia cắt ở Triều Tiên và chấm dứt chiến tranh, lập lại nền hoà bình ở Đông Dương.

    => Căn cứ vào điều kiện của cuộc kháng chiến cũng như so sánh lực lượng giữa ta với thực dân Pháp và xu thế chung của thế giới là giải quyết các vấn đề tranh chấp bằng hòa bình, Việt Nam đã ký kết hiệp định Giơnevơ ngày 21/7/1954.

    2. Diễn biến hội nghị Giơ ne vơ

    Từ ngày 26/4 đến 7/5/1954: Hội nghị bàn về những vấn đề thuộc chiến tranh Triều Tiên.

    Từ 8/5 đến 21/7/1854: Hội nghị bàn về Đông Dương, sau 75 ngày đấu tranh quyết liệt với địch trong và ngoài hội nghị, chúng ta mới buộc được địch phải ký với ta Hiệp định Giơnevơ ngày 21/7/1954 để chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.

    3. Nội dung của hiệp định Giơ ne vơ

    Hiệp định Giơ – ne – vơ được ký mở ra một thời ký mới cho đất nước ta. Vậy chúng ta cùng nhau tìm hiểu về nội dung của bản hiệp định này nhé!

    Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương bao gồm các văn bản:

    • Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào, Campuchia
    • Bản tuyên bố cuối cùng của Hội nghị
    • Các phụ bản khác…

    Nội dung hiệp định Giơnevơ quy định:

    • Các nước tham dự hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lảnh thổ của 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia.
    • Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương..
    • Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực.
    • Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự và vũ khí nước ngoài vào các nước Đông Dương. Các nước Đông Dương không được tham gia bất cứ khối liên minh quân sự nào.
    • Ở Việt Nam: quân đội nhân dân Việt Nam và quân Pháp tập kết ở 2 miền Bắc – Nam, lấy vĩ tuyến 17 làm ranh giới tạm thời; tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước sẽ được tổ chức vào tháng 7-1956.
    • Cấm đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào Đông Dương.
    • Trách nhiệm thi hành hiệp định thuộc về những người kí hiệp định và những người kế tục sự nghiệp của họ.

    Hiệp Định Giơ Ne Vơ 1973 Nguyên Nhân Thắng Lợi Và Ý Nghĩa Lịch Sử

    Hiệp định Giơ ne vơ 1973

    4. Ý nghĩa lịch sử của hiệp định Giơ ne vơ

    Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương được kí kết có ý nghĩa rất quan trọng đối với sự tồn tại của đất nước chúng ta. Các ý nghĩa đó là:

    • Đánh dấu sự chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương.
    • Quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ba nước Đông Dương được công nhận hợp pháp bằng văn bản pháp lý quốc tế
    • Đập tan âm mưu kéo dài, mở rộng và quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương.
    • Miền Bắc hoàn toàn giải phóng, chuyển sang giai đoạn xã hội chủ nghĩa.
    • Tạo tiền đề và động lực để ta tiến tới giành thắng lợi cuối cùng – giải phóng miền Nam, thống nhất lại toàn bộ đất nước.
    • Là thắng lợi của sự lãnh đạo tài tình của Đảng trong việc kết hợp đấu tranh quân sự, chính trị và  ngoại giao với nhau.

    5. Bài học kinh nghiệm khi ký hiệp định Giơ ne vơ

    Chiến thắng hay thất bại nào cũng để lại cho ta những bài học quý báu. Vậy, việc ký hiệp định Giơ – ne – vơ lần này đã để lại bài học gì cho chúng ta? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

    • Sự lãnh đạo tài tình của Đảng và nhà nước
    • Tinh thần quyết tâm đấu tranh và đoàn kết của nhân dân ta
    • Đặt lợi ích của quốc gia – dân tộc lên hàng đầu
    • Sự kết hợp khéo léo giữ sức mạnh dân tộc và sức mạnh của thời đại
    • Nghệ thuật của chiến lược thắng từng bước để dẫn đến thắng hoàn toàn
    • Kết hợp chặt chẽ giữa đấu tranh ngoại giao với đấu tranh dư luận
    • Tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới, các lực lượng yêu chuộng hòa bình và công lý trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc để đứng lên tấn công.

    Như vậy, qua bài viết, chúng ta đã biết được hoàn cảnh ra đời của hiệp định Giơ Ne Vơ 1973 nguyên nhân thắng lợi và ý nghĩa lịch sử. Chúng ta hãy cùng nhau cố gắng học thật tốt để tiếp tục công cuộc xây dựng đất nước, không uổng công cha ông đã hy sinh chiến đấu cho mình nhé!

    Xem thêm những bài viết tương tự

    ? Trung tâm gia sư WElearn chuyên giới thiệu, cung cấp và quản lý Gia sư.
    ? Đội ngũ Gia sư với hơn 1000 Gia sư được kiểm duyệt kỹ càng.
    ? Tiêu chí của chúng tôi là NHANH CHÓNG và HIỆU QUẢ. NHANH CHÓNG có Gia sư và HIỆU QUẢ trong giảng dạy.