Hướng Dẫn 31 Cách Dạy Học Online Hiệu Quả

5/5 - (1 bình chọn)

Dạy online là phương pháp dạy mới được phát triển trong 2 năm gần đây, kể từ khi dịch Covid 19 bắt đầu bùng phát. Vì vậy, có rất nhiều thứ khá mới mẻ với cả học sinh và giáo viên trong quá trình dạy – học. Hiểu được điều đó, WElearn tổng hợp 31 cách dạy học online hay và hiệu quả nhất để các bạn có thể tham khảo.

1. Sử dụng thành thạo công nghệ

Dạy trực tuyến là cách dạy hoàn toàn mới và liên quan khá nhiều đến các thiết bị công nghệ hiện đại. Vì vậy, để việc dạy học trở nên hiệu quả, bạn cần có sự am hiểu về công nghệ để khi gặp rắc rối có thể xử lý nhanh chóng.

Ngoài ra, hình thức này cũng khá mới đối với các bạn học sinh nên rất khó để xử lý khi gặp sự cố. Do đó, giáo viên cũng nên dành thời gian để làm quen và tìm hiểu về những công nghệ này để sẵn sàng hỗ trợ học sinh của mình khi cần thiết.

2. Giáo viên cần chuẩn bị một tinh thần chủ động, linh hoạt, tích cực

Để học sinh chủ động, trước hết giáo viên cần thể hiện mình là người chủ động, linh hoạt trong mọi tình huống. Vấn đến dạy online không hề dễ, sẽ có những tình huống chưa bao giờ gặp nhưng nếu có cách xử lý khéo léo thì mọi chuyện sẽ trở nên dễ thở hơn.

Đặc biệt, giáo án khi dạy trực tuyến của giáo viên cũng cần phải linh hoạt thay đổi trong nhiều trường hợp để phù hợp với hoàn cảnh lúc đó. Giáo viên không nên cứng nhắc, áp dụng tất cả giáo án học trực tiếp cho hình thức học trực tuyến. Điều này sẽ khiến tiết học trở nên kém hiệu quả hớn.

Ngoài ra, các thầy cô giá cũng cần quan tâm nhiều hơn đến việc nắm bài của học sinh lớp ình. Vì hình thức học này là khá mới và rất khó để truyền tải hết nội dung, ý nghĩa bài học như cách học trên lớp được nên các em có thể chưa quen và gặp rắc rối ở một số phần. Giáo viên nên để ý và giúp đỡ các bạn để tránh tình trạng hổng kiến thức.

Hãy nhớ rằng: Nếu người dayh không có  tinh thần chủ động, tích cực, tự giác thì rất khó thành công với bài giảng trực tuyến của mình.

3. Tạo và duy trì kết nối với người học

Các tình trạng thường xảy ra ở các lớp học online đó là ngủ quên, bật máy để đó và đi ngủ. Vì vậy, để tránh những tình trạng đó xảy ra, giáo viên nên gửi tin nhắn nhắc các em vào lớp trước khi bắt đầu khoảng 5 – 10 phút. 

Bên cạnh đó, để tiết học thêm sinh động, các thầy cô có thể tạo các giờ thảo luận, cho học sinh tự nêu lên quan điểm của mình hoặc tổ chức các trò chơi để tăng sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, khiến lớp học thêm sôi động.

4. Tạo cảm giác thoải mái giữa giáo viên và người học

Khác với cách dạy trực tiếp, ở các lớp online, giáo viên thường bị “tự solo” một mình vì không có học sinh nào tương tác. Điều này cũng ảnh hưởng ít nhiều đến “mood” của bạn.

Tuy nhiên, bạn hãy bỏ qua tâm lý ngại ngần khi nói chuyện một mình bằng cách luôn đặt những câu hỏi giúp người tham gia có thể trả lời và nêu lên quan điểm của mình để giúp cuộc thảo luận sôi nổi hơn.

5. Thúc đẩy tinh thần xây dựng của người học

Theo dõi tất cả những học viên, học sinh nào không đóng góp ý kiến hay chỉ im lặng cần có những câu hỏi cởi mở hơn, hay thăm dò xem học viên còn cần giải đáp vấn đề gì.

6. Xây dựng các dự án nhóm và cá nhân

Kết hợp đánh giá cả dự án nhóm và dự án cá nhân sẽ giúp cho kết quả, điểm số trở nên chính xác và công bằng hơn. Với cách học này, bạn sẽ giúp học sinh của mình nhận biết được đâu là môi trường phù hợp với bản thân mình, biết được điểm mạnh của bản thân để phát triển và khắc phục những nhược điểm của mình.

7. Đánh giá sau mỗi bài học trực tuyến

Đây là bước để nhìn lại hiệu quả của các bài học trực tuyến. Thông qua đó, bạn có thể đánh giá được mình đã làm tốt hay chưa, có điểm nào còn thiếu sót không. Từ đó, có thể đưa ra những biện pháp để khắc phục, giúp các buổi học tiếp theo diễn ra tốt đẹp hơn.

8. Lưu trữ bài giảng

Lưu trữ lại bài giảng của mình là cách bạn đang giúp học sinh mình ôn lại bài một lần nữa. Vì việc học trực tuyến “cồng kềnh” hơn học trực tiếp rất nhiều. Nhược điểm của nó là không thể nào truyền tải được hết những gì giáo viên muốn nói và học sinh cũng không thể nào hiểu được hết những ý giáo viên muốn truyền đạt.

Vì vậy, việc lưu giữ lại những bài giảng giúp các bạn học sinh có thể xem lại bài học khi mình chưa hiểu hoặc chưa theo kịp. Ngoài ra, nó còn luyện cho học sinh thói quen tự giác và chủ động trong việc học nữa.

9. Thiết lập hệ thống trò chơi tương tác

Các trò chơi là cách tốt nhất để tăng sự tương tác giữa giáo viên và học sinh. Trò chơi càng sinh động, lớp học sẽ càng sôi nổi hơn. 

Ngoài ra, trò chơi giúp các em gắn kết với bài học, hứng thú hơn và kết quả là sẽ ghi nhớ bài nhanh, lâu hơn.

Hiện nay, trên Internet, có khá nhiều các nền tảng giáo dục cung cấp trò chơi hấp dẫn như Kahoot, Baamboozle, Quizlet, Wordwall… Giáo viên cũng hoàn toàn có thể sử dụng các thẻ học (flashcard) để bổ trợ cho trò chơi.

10. Tăng cường hoạt động trao đổi nhóm

Lớp học mà chỉ có một người nói thì rất nhàm chán, học sinh có thể tắt màn hình video và rời đi mà giáo viên không thể kiểm soát được. Do vậy, giáo viên nên tạo các cơ hội để các bạn trong lớp tương tác với nhau và tương tác với giáo viên.

Ở phần mềm Zoom, có chức năng Breakout Rooms dùng để chia lớp học ra thành nhiều nhóm để tự thảo luận với nhau về nội dung bài học. Với tư cách là người điều hành (host), giáo viên có thể “đi” vào bất cứ phòng nào để hướng dẫn. 

11. Sử dụng nhuần nhuyễn công cụ trên Zoom

Các buổi học trực tuyến thường được tổ chức trên Zoom. Vì vậy, giáo viên cần sử dụng nhuần nhuyễn và hiệu quả các chức năng để phục vụ cho công việc giảng dạy trở nên tốt hơn.

Zoom có nhiều chức năng, nhưng đều hướng đến việc hỗ trợ một cách hiệu quả cho giáo viên và giúp nâng cao tính tương tác của buổi dạy trực tuyến. Một số chức năng phổ biến như:

  • Công cụ dùng để chia sẻ màn hình: chia sẻ những bài giảng và thông tin có sẵn trong máy của giáo viên và học sinh
  • Công cụ Bảng trắng (Whiteboard): để viết, đánh máy, vẽ và chia sẻ ý tưởng cùng học sinh.
  • Công cụ bút vẽ (Annotate): giúp học sinh và giáo viên cùng viết, vẽ hoặc thiết kế các hoạt động.

12. Hình nền ảo – ấn tượng thật

Công cụ tạo hình nền ảo (virtual background) “đưa” học sinh đến những không gian ảo, gây sự tò mò và hứng thú. Đặc biệt, chức năng này rất hữu ích trong trường hợp bất đắc dĩ giáo viên phải dạy ở vị trí chưa phù hợp.

Với công cụ Immersive View giúp học sinh và giáo viên được trải nghiệm như ngồi trong một lớp học hay một giảng đường thật và tiện nghi, giúp buổi học thêm thực tế và nghiêm túc hơn.

Thêm nữa, việc tạo ra những hình nền ảo không nên chỉ dừng lại ở thay đổi không gian học tập và đem lại hứng khởi, sự tươi mới cho lớp học mà còn có thể được sử dụng như là công cụ để giới thiệu và truyền đạt nội dung bài học một cách ấn tượng nhất. 

Chẳng hạn, khi học về đất nước Việt Nam, giáo viên hoàn toàn có thể sử dụng hình nền ảo là tấm bản đồ hoặc địa danh nổi tiếng của Việt Nam để giúp học sinh dễ hình dung, nắm bắt.

13. Cần bật video trong suốt buổi học

Đây là cách giáo viên kiểm tra học sinh của mình có thực sự nghiêm túc với buổi học hay không. Vì có rất nhiều trường hợp học sinh chỉ bật máy và bỏ đi chỗ khác. 

Cách dạy học online hiệu quả
Cách dạy học online hiệu quả

Đặc biệt, việc bật camera xuyên suốt buổi học giúp kiểm soát được việc học tập, giao tiếp tốt với học sinh của mình.

14. Thiết kế nội dung dạy trực tuyến phù hợp, hấp dẫn

Dạy online và dạy trực tiếp là 2 khái niệm hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, giáo viên không thể bê nguyên bài giảng trực tiếp vào lớp học online được. Đối với các lớp online, bài học sẽ ngắn hơn, cô đọng hơn và phải sinh động hơn để tăng sự hứng thú cho học sinh.

15. Thiết lập nội quy của lớp khi học trực tuyến

Dù ở lớp học online hay học trực tiếp thì nội quy vẫn rất quan trọng vì nó giúp các bạn học sinh nghiêm túc và chủ động hơn trong lúc học.

Nếu lớp học không có những quy định rõ ràng, các bạn học sinh sẽ rất dễ “làm loạn” và mất tập trung trong giờ học. Cũng vì vậy mà sẽ làm ảnh hưởng đến kiến thức và kết quả vào cuối năm học.

16. Chuẩn bị tốt các thiết bị dạy học trực tuyến

Học trực tuyến sẽ thường xuyên gặp các vấn đề về máy móc, vì vậy, giáo viên nên chuẩn bị các thiết bị dạy học thật kỹ để đảm bảo lớp học được liền mạch và xuyên suốt từ đầu đến cuối.

17. Lựa chọn các phần mềm phù hợp, hiệu quả

Hiện nay, có rất nhiều phần mềm để giúp việc dạy online trở nên hiệu quả hơn. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng và các tính chất của lớp học, bạn có thể lựa chọn phần mềm phù hợp với bản thân của mình.

18. Cần có sự quan tâm, giúp đỡ từ các cơ sở giáo dục

Việc lớp học online có hiệu quả hay không không chỉ phụ thuộc vào giáo viên và học sinh mà nó còn nhờ vào sự giúp đỡ và hỗ trợ từ các cơ sở giáo dục nữa. 

Các cơ sở giáo dục nói chung cần quan tâm,giúp đỡ các em nhiều hơn. Đồng thời tăng mối liên hệ giữa phụ huynh và nhà trường, phụ huynh và học sinh, học sinh và giáo viên cũng chính là phương pháp đảm bảo quá trình dạy và học trực tuyến hiệu quả.

19. Ưu tiên ghi hình cả giáo viên

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các video bài giảng hiển thị khuôn mặt của người hướng dẫn sẽ hiệu quả hơn các bản trình chiếu được tường thuật đơn giản. Vì vậy, hãy xen kẽ các trang trình bày nội dung bài học với video của giáo viên để học sinh đỡ “ngán” khi học nhé!

20. Ưu tiên các video ngắn

Khi học online, khả năng tiếp thu của học sinh sẽ giảm đi rất nhiều so với học offline. Vì vậy, các video mà giáo viên ghi sẵn nên giới hạn trong khoảng 15 phút, để tránh các sự cố khi tải xuống.

Đối với những bài dài, có thể chia ra làm nhiều đoạn nhỏ để học sinh dễ tiếp thu và tập trung hơn trong lúc học.

21. Kiểm tra các slide bài giảng

Đối với một số giáo viên chưa rành công nghệ sẽ thường mắc các vấn đề về việc chia sẻ màn hình slides bài giảng. Vì vậy, hãy đảm bảo rằng bạn đã kiểm tra đầy đủ các slide bài giảng trên cả máy tính và điện thoại thông minh trước khi tổ chức lớp học trực tuyến.

Đối với các bài giảng powerpoint, giáo viên nên kiểm tra kỹ kích thước phông chữ, màu sắc, thiết kế mẫu và tỷ lệ màn hình để chắc chắn rằng dù học ở thiết bị nào đi nữa thì học sin vẫn có thể theo dõi bài học cách tốt nhất.

22. Tận dụng các nguồn tài nguyên hiện có

Trong một vài trường hợp, không nhất thiết giáo viên phải quay lại từng video mới cho từng kỳ, thay vào đó, có thể sử dụng bài giảng cũ và phát triển nó hơn hoặc dùng những bài có sẵn trên mạng và cung cấp cho sinh viên các liên kết có thể truy cập vào để xem.

Cách làm này vừa hiệu quả lại tiết kiệm thời gian. Thay vì thời gian giảng bài và quay lại video, giáo viên có thể dùng nó để sửa bài tập hoặc giải đáp những thắc mắc của học sinh.

23. Đảm bảo rằng các nguồn tài nguyên giảng dạy có quyền truy cập mở

Khi chia sẻ tài nguyên cho học sinh, bạn có thể dùng Google Drive. Tuy nhiên, hãy nhớ mở quyền truy cập cho học sinh của mình, để tránh tình trạng nhận được một hộp thư đến chứa đầy email của sinh viên yêu cầu quyền truy cập. Như vậy, sẽ rất mất thời gian để khắc phục sự cố.

24. Cung cấp những hướng dẫn cụ thể

Khi bạn gửi cho học sinh video chạy lâu hơn 15 phút, hãy gợi ý những phần chính xác mà họ cần xem (ví dụ: đoạn video từ 13:35 đến 16:28) vì điều này thậm chí có thể khiến học sinh tò mò hơn. 

Khi bạn cung cấp nhiều hơn hai tài nguyên, hãy gắn nhãn chúng theo thứ tự bạn muốn học sinh tiếp cận chúng. Việc đánh số đơn giản, dựa trên mức độ khó hoặc mức độ quan trọng của từng mục tài nguyên, có thể giúp ích rất nhiều cho học sinh của bạn.

25. Giáo viên cần tâm huyết với nghề, nghiêm túc trong công việc

Dạy online thực sự rất khó khăn nên nếu không yêu nghề, không nghiêm túc trong công việc thì lớp học sẽ không thể nào có kết quả tốt được. Chỉ khi bạn thực sự thích cái gì thì bạn mới có thể tìm hiểu và nghiên cứu nó một cách nghiêm túc mà thôi.

Chính sự nghiêm túc và hết mình vì công việc sẽ giúp bạn vượt qua những khó khăn và thử thách trong quá trình dạy học online.

26. Đặt kỳ vọng hợp lý

Khi xây dựng bộ câu đố cho học sinh của mình, bạn nên đảm bảo rằng tất cả các câu hỏi đều có thể được trả lời bằng cách tham khảo các tài nguyên học tập đã cho, để học sinh có thể dễ dàng tìm hiểu và ôn lại những kiến thức cũ.

27. Sử dụng công cụ tự động điểm danh để đánh giá sự chuyên cần

Với cách làm này, bạn sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian điểm danh và kết quả điểm danh cũng chính xác hơn. Hơn thế nữa, với công cụ này, các học sinh của bạn cũng sẽ nghiêm túc với việc học hơn. 

Phần mềm dạy học trực tuyến Zoom có hỗ trợ tính năng đăng ký và xuất file báo cáo giúp giáo viên có thể dễ dàng quản lý sự chuyên cần của các học sinh, sinh viên.

28. Người học cần có mục tiêu rõ ràng

Học trực tuyến là một môi trường học có rất nhiều cám dỗ. Vì vậy, việc giúp các học sinh của mình đặt ra những mục tiêu khi học là cực kỳ cần thiết.

Cách dạy học online
Cách dạy học online

Khi có được mục tiêu rõ ràng cho chính bản thân mình, các bạn mới thực sự tự giác, tập trung, có kế hoạch học tập rõ ràng cũng như chủ động khắc phục các khó khăn gặp phải trong quá trình học tập

29. Đổi mới hình thức tương tác giữa giáo viên và học sinh

Khi học trực tiếp trên lớp, giáo viên có thể tổ chức các hoạt động như tranh luận, hỏi đáp, thảo luận nhóm,… Nhưng nó lại rất khó để tổ chức ở một lớp học online. Chính vì vậy, thay vào đó, giá viên cũng nên có các hình thức đổi mới cách tương tác để lớp học thêm hiệu quả.

Giáo viên và học sinh cần linh hoạt và tận dụng các chức năng trao đổi trên nền tảng online như công cụ bình luận, trao đổi trong group chung, liên hệ qua email, v.v. để góp phần đem lại giờ học trực tuyến hiệu quả nhất.

30. Đừng che giấu cảm xúc của bạn

Hãy thoải mái và chia sẻ với học sinh của mình về cảm xúc của một giáo viên khi dạy trực tuyến để họ có thể hiểu hơn sự khó khăn mà bạn đang mắc phải. Từ đó, cũng dễ tạo sự đồng cảm và hợp tác hơn từ các học sinh của bạn.

31. Lặp lại phong cách giảng dạy phù hợp

Thực ra sinh viên, học sinh học trực tuyến không thích những thay đổi thường xuyên trong cách học của họ. Họ rất vui khi lặp lại cấu trúc và các hoạt động giống nhau. Một khi giáo viên đã tìm thấy một phong cách giảng dạy phù hợp với mình, hãy lặp lại nó mỗi tuần cho đến khi bạn quay lại lớp học mới của mình.

Như vậy, bài viết đã Hướng Dẫn Cách Dạy Học Online Hiệu Quả Nhất. Hy vọng những thông tin mà Trung tâm gia sư WElearn chia sẻ có thể giúp ích cho bạn trong việc dạy online tốt hơn.

TRUNG TÂM GIA SƯ WELEARN

  • Địa chỉ 1: 38 Đ. Số 23, Linh Chiểu, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Địa chỉ 2: 104 Hồ Văn Tư, Trường Thọ, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
  • Hotline: 0906782291
  • Mail: welearnvietnam@gmail.com
  • Website: https://welearnvn.com/
  • Fanpage: WELearn Gia Sư

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liên hệ Liên hệ