? Trung tâm gia sư WElearn chuyên giới thiệu, cung cấp và quản lý Gia sư.
? Đội ngũ Gia sư với hơn 1000 Gia sư được kiểm duyệt kỹ càng.
? Tiêu chí của chúng tôi là NHANH CHÓNG và HIỆU QUẢ. NHANH CHÓNG có Gia sư và HIỆU QUẢ trong giảng dạy.
Khái niệm phương pháp dạy học tích cực là một khái niệm mới so với các giáo viên. Đây là những phương pháp học tập được khám phá ra để giúp các học sinh tiếp thu kiến thức một cách hiệu quả và nhanh nhất. Vì vậy, WElearn đã tổng hợp lại tất cả các thông tin về phương pháp dạy học tích cực như: khái niệm, ý nghĩa, cách vận dụng cũng như điều kiện sử dụng, giúp giáo viên thu hut sự chú ý của học sinh và cả thiện kết quả học tập của chúng.
Phương pháp dạy học tích cực (Active learning) là thuật ngữ chỉ phương pháp dạy học phát huy theo hướng tích cực, chủ động và sáng tạo ở người học.
Phương pháp dạy học tích cực hướng đến việc thực hiện các hoạt động nhiều hơn, giúp phát huy sự tích cực ở người học thay vì phát huy tính tích cực của người dạy như các phương pháp trước kia.
Phương pháp này giúp học sinh chủ động tìm tòi, sáng tạo, tư duy các vấn đề, và giáo viên, gia sư chỉ là người hướng dẫn và gợi ý để đi vào vấn đề.
Lợi ích mà việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực mang lại là
Đây là một trong những phương pháp dạy học rất hay và được rất nhiều giáo viên ứng dụng. Nếu giáo viên vận dụng tốt phương pháp này cho lớp học của mình thì sẽ mang lại những lợi ích đáng kể
Phương pháp này vừa giúp học sinh chủ động trong việc học, vùa giúp luyện khả năng giao tiếp, tinh thần trách nhiệm và đặc biệt là khả năng lãnh đạo.
Quy trình thực hiện
Cả lớp làm việc:
Làm việc nhóm:
Cả lớp làm việc:
Kỹ thuật chia nhóm:
Ở phương pháp này, giáo viên sẽ dẫn vào vấn đề bài học bằng một câu chuyện nào đó dựa theo tình huống thực tế. Từ đó cho học sinh thảo luận, đưa ra quan điểm của mình và liên hệ dẫn vào bài học, giúp học sinh dễ hiểu, dễ hình dùng hơn.
Phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình có thể được thực hiện bằng văn bản, đoạn ghi âm hoặc video.
Quy trình thực hiện:
Phương pháp này sẽ kích thích tính tự giác và chủ động giải quyết vấn đề của học sinh. Đối với phương pháp giải quyết vấn đề, giáo viên sẽ đưa ra các tình huống có sự mâu thuẫn giữa những cái đã biết và chưa biết, và hướng học sinh tìm cách giải quyết.
Quy trình thực hiện:
Phương pháp đóng vai thiên về thực hành nhiều hơn. Khi sử dụng phương pháp này, học sinh sẽ được hóa thân vào nhân vật trong tình huống đã được đặt ra để xử lý tình huống.
Tuy nhiên, điều quan trọng mà phương pháp này muốn đặt ra và mong các bạn học sinh đạt được đó là nêu ra những ý kiến của bản thân sau khi đã thực hành, đặt mình vào trường hợp của nhân vật
Quy trình thực hiện:
Là phương pháp mà học sinh được tìm hiểu bài học của mình thông qua các trò chơi. Nó thường được áp dụng cho trẻ ở cấp 1 và mầm non. Phương pháp này sẽ giúp tăng sự kích thích, hứng thú tìm hiểu vấn đề của học sinh.
Quy trình thực hiện:
Cách dạy này thường được áp dụng ở các trường đại học nhiều hơn vì nó gắn liền với những dự án thực tế. Phương pháp này là sự kết hợp và ứng dụng song song của lý thuyết và thực tế giúp người học dễ nắm bắt vấn đề hơn.
Phương pháp dạy học tích cực
Quy trình thực hiện:
Phương pháp Bàn tay nặn bột là một phương pháp được rất nhiều giáo viên ứng dụng vì nó giúp khơi gợi được sự tò mò và khám phá cho các em học sinh.
Với phương pháp này, học sinh sẽ đặt những câu hỏi liên quan đến vấn đề của bài học theo những hiểu biết ban đầu của mình. Sau đóm dưới sự hướng dẫn của giáo viên, học sinh thực nghiệm và tự tìm câu trả lời chính xác cho mình,
Quy trình 1 tiết dạy của phương pháp bàn tay nặn bột:
Quy trình của một thực nghiệm gồm:
Là một phương pháp dạy học mới mà ở đó học sinh cần phải thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau, ở các vị trí cụ thể trong phạm vi lớp học, đáp ứng được nhiều phong cách học tập khác nhau.
Phương pháp dạy học theo góc sẽ giúp học sinh lựa chọn hoạt động cũng như phong cách học: Thực hành, khám phá, cơ hội để phát triển khả năng sáng tạo, cơ hội đọc, hiểu các nhiệm vụ do giáo viên đề xuất, cơ hội để mỗi cá nhân áp dụng, trải nghiệm.
Ví dụ khi có các chủ đề về môi trường hoặc giao thông, giáo viên có thể tổ chức các góc bao gồm: Viết, vẽ, đọc, xem video, thảo luận…
Để thực hiện kỹ thuật này, giáo viên sẽ tự tạo nhóm cho các học sinh trong lớp và cho mỗi nhóm giải quyết một vấn đề khác nhau. Cách học này sẽ khuyến khích học sinh tích cực tham gia, và nâng cao vai trò của mỗi cá nhân trong suốt quá trình hợp tác.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Ở kỹ thuật này, giáo viên sẽ tổ chức các hoạt động mà trong đó có cả những hoạt động nhóm và hoạt động cá nhân đan xen với nhau để giúp phát huy được tính độc lập, tinh thần trách nhiệm của mỗi cá nhân và tăng sự tương tác giữa học sinh với nhau.
Phương pháp này được phát triển bởi bởi Alex Osborn người Mỹ. Kỹ thuật này giúp người học phát huy sự tưởng tượng và những ý tưởng mới mẻ về một chủ đề nào đó. Khi tất cả các thành viên cùng cộng tác với nhau thì sẽ có rất nhiều các ý tưởng được ra đời.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Dễ đi sai định hướng ban đầu của ấn đề
Mất thời gian để chọn ra ý tưởng hợp lý nhất
Sẽ có trường hợp những người cực kỳ tích cực và những người cực kỳ thụ động
Với kỹ thuật này, tất cả các thành viên trong lớp cùng tham gia trả lời một câu hỏi thật nhanh và ngắn gọn.để tăng khả năng giao tiếp cũng như cải thiện không khí học tập của lớp.
Ưu điểm:
Nhược điểm:
Ở kỹ thuật XYZ, X số ý kiến của mỗi thành viên trong nhóm, Y là số ý kiến mà mỗi thành viên trong nhóm đưa ra, còn Z là số phút dành cho mỗi thành viên.
Thông thường, kỹ thuật này sẽ áp dụng cho nhóm 6 người. Như vậy, theo nguyên tắc trên, mỗi thành viên sẽ có 5 phút để nêu ra 3 hướng giải quyết của vấn đề và sau đó ghi nó vào giấy và chuyển đến cho thành viên tiếp theo.
Ưu điểm: Đảm bảo các thành viên trong nhóm đều phải làm việc.
Nhược điểm: Cần nhiều thời gian cho hoạt động nhóm, đặc biệt là khâu tổng hợp và đánh giá các ý kiến của thành viên.
Đây là kỹ thuật khá quen thuộc đối với các bạn học sinh – kỹ thuật bản đồ tư duy. Với kỹ thuật này, các bạn sẽ hệ thống kiến thức lại thông qua các hình ảnh, ký hiệu tượng trưng và nhiều màu sắc khác nhau giúp bài học thêm sinh động và dễ nhớ hơn.
Dạy học bằng sơ đồ tư duy
Ưu điểm:
Phương pháp này được ra đời năm 1981, bởi giáo sư Frank Lyman thuộc đại học Maryland. Theo kỹ thuật này, học viên sẽ được chia nhóm đôi để cùng học và cùng đưa ra cách giải quyết của cùng một vấn đề để phát triển tư duy và tranh luận của các thành viên trong nhóm.
Thường dùng để xem xét và giải quyết các khía cạnh của 1 vấn đề.
Kỹ thuật này được hoạt động theo cách sau:
Phương Pháp Dạy Học Tích Cực
Ưu điểm:
Để vận dụng tốt phương pháp dạy học tích cực, giáo viên cần tuân thủ các nguyên tắc sau:
Học sinh là đối tượng cần tiếp thu kiến thức. Giáo viên phải làm cách nào đó để gợi mở vấn đề, giúp học sinh của mình tư duy, tìm tòi và tham gia vào việc bàn luận về vấn đề đó.
Phương pháp dạy học tích cực chú trọng đến việc tự học hơn là cầm tay chỉ việc. Nó khuyến khích học sinh tự suy nghĩ, tìm tòi để mở rộng kiến thức. Và chắc chắn, những kiến thức này sẽ phải được giáo viên kiểm tra lại xem đã đúng chuẩn hay chưa.
Với phương pháp học tích cực, giảng viên phải biết cách chia đội, nhóm và giúp các học sinh phối hợp cùng với nhau để tìm ra phương pháp học tốt nhất.
Sau mỗi tiết học, giáo viên nên cho học sinh của mình tự ôn tập và tổng hợp lại các kiến thức mà đã học được trong ngày hôm nay. Đồng thời, cũng phải giải đáp cho các em những thắc mắc để các em nắm vững kiến thức hơn.
Trước khi vận dụng các phương pháp dạy học tích cực, giáo viên cần phải trải qua thời gian đào tạo để đặt mình vào vị trí của học sinh, xem thử phương pháp đó có phù hợp không. Bên cạnh đó, thầy cô còn phải nhiệt tình, sẵn sàng tiếp nhận các thay đổi mới của nền giáo dục.
Ngoài ra, giáo viên đứng lớp cũng cần phải nắm vững các kiến thức chuyên môn cũng như nghiệp vụ sư phạm để có thể xử lý tình huống một cách khéo léo và nhanh chóng.
Một phương pháp học tập để có được hiệu quả tốt, cần có đầu tư nghiêm túc từ cả 2 phía giáo viên và học sinh. Vì vậy, mỗi học sinh cũng cần có thái độ tích cực với những phương pháp học tập mới, tự giác và có trách nhiệm trong việc học của mình để thấy được rõ hiệu quả của phương pháp.
Các chương trình học tập trong sách giáo khoa cũng cần được cải cách và giảm tải đi những phần không cần thiết. Thay vào đó, hãy tăng thêm những kiến thức tiến bộ, hiện đại và phù hợp với xu hướng của thế giới.
Thiết bị dạy học là một trong những yếu tố rất cần thiết trong việc nâng cao hiệu quả học tập. Nhà trường hãy trang bị đầy đủ các thiết bị dạy và học để hic sinh và giáo viên có thể thực hành với nhau, tạo cơ hội để cọ sát và làm việc thực tế. Từ đó, học sinh cũng sẽ dễ hiểu bài hơn.
Thay đổi phương thức dạy học không chưa đủ, giáo viên cũng cần đổi lại cách đánh giá kết quả học tập cho học sinh của mình. Thay vì chỉ chăm chăm vào kết quả và điểm số, hãy nhìn vào quá trình nỗ lực và cố gắng của các em để có kết quả được công bằng nhất.
Giáo viên có thể sử dụng bộ công cụ sử dụng để đánh giá được bổ sung thêm các hình thức như câu hỏi và bài tập trắc nghiệm hoặc đánh giá qua việc tự giác, chủ động học tập của học sinh,…
Hiệu trưởng chịu trách nhiệm chính về việc áp dụng phương pháp dạy học tích cực cho toàn trường. Đồng thời nhấn mạnh vai trò của phương pháp dạy học trong các hoạt động còn lại của nhà trường.
Quan trọng nhất là người làm hiệu trưởng phải giữ cho mình sự sáng suốt, tôn trọng và công bằng với các đề xuất, sáng kiến của giáo viên. Ngoài ra, cũng cần hỗ trợ và hướng dẫn cho giáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạy học.
Như vậy, Trung tâm WElearn gia sư đã Bật Mí Về Khái Niệm Phương Pháp Dạy Học Tích Cực. Hy vọng với những thông tin trên, bạn có thể đưa ra phương pháp dạy học riêng cho chính bản thân mình thật hiệu quả nhé!. Chúc bạn thành công!
Xem thêm các bài viết liên quan
? Trung tâm gia sư WElearn chuyên giới thiệu, cung cấp và quản lý Gia sư.
? Đội ngũ Gia sư với hơn 1000 Gia sư được kiểm duyệt kỹ càng.
? Tiêu chí của chúng tôi là NHANH CHÓNG và HIỆU QUẢ. NHANH CHÓNG có Gia sư và HIỆU QUẢ trong giảng dạy.
Bài viết cùng chủ đề