Làm Thế Nào Để Siêng Học Và Loại Bỏ Lười Biếng?

5/5 - (1 bình chọn)

Tâm lý chung của mỗi người chúng ta là luôn chọn “đường dễ để đi” và “lười” là cách dễ nhất mà chúng ta thường chọn. “Lười học” để lại cho chúng ta rất nhiều hậu quả nghiêm trọng. Vậy, làm thế nào để siêng học? Trung tâm WElearn sẽ giúp bạn những cách để khắc phục nhé!

Nguyên nhân lười học

Trước tiên, để biết được cách giải quyết, bạn cần tìm hiểu nguyên nhân cốt lõi của nó là gì. Như vậy, nguyên nhân của việc bạn lười học là gì? Do thiếu động lực? Không có sự hứng thú với môn học? Hay là do bạn không hiểu nó?

Đôi khi, việc lười học cũng có thể xảy ra do gia đình không thường xuyên đốc thúc con mình trong việc học. Họ thường “bỏ mặc” con mình, để chúng muốn làm gì thì làm, không nhắc nhở và chính nó đã vô tình đẩy các bạn nhỏ vào trạng thái “lười học” vì không có “áp lực”

Với mỗi nguyên nhân, bạn sẽ có cách để khắc phục chúng một cách nhanh chóng.

Lợi ích của việc siêng học

Dĩ nhiên, siêng học sẽ mang lại cho bạn rất nhiều lợi ích như

    • Có nhiều cơ hội để phát triển bản thân
    • Nâng cao giá trị bản thân
    • Được làm việc và học hỏi cùng những người thành công
    • Sớm thành công trên con đường mình đã chọn
    • Tạo ra được nhiều mối quan hệ tốt

Biện pháp để siêng học hơn

Suy nghĩ về lợi ích đạt được từ những môn học

Khi bắt đầu học, bạn hãy nghĩ tới những lợi ích mà mình sẽ đạt được từ nó. Chẳng hạn như được 10 điểm, được cô khen hay xa hơn là sau này có thể dùng nó để kiếm tiền. Như vậy, bạn sẽ cảm thấy mọi thứ trở nên dễ dàng hơn để mình cố gắng

Biện pháp để siêng học hơn

Khi nghĩ tới một khoảng thời gian ngắn, bạn có thể sẽ chẳng thấy được lợi ích của nó. Nhưng hãy nhìn rộng ra, 10 năm, 20 năm nữa, bạn sẽ thấy mọi thứ hoàn toàn khác.

Chính nó là động lực để thôi thúc bạn hành động ngay lập tức.

Quy tắc một phút

Nguyên tắc này là của Kaizen. Cách thực hiện nó rất đơn giản. Một ngày, bạn hãy cố gắng dành ra 1 phút chỉ để làm việc mình ghét nhất, học môn mình không thích nhất. Và sau 1 phút đó, bạn có thể được phép dừng việc đó lại.

Rõ ràng, đối với chúng ta, 1 phút chẳng có nghĩa lý gì, vậy thì tại sao chúng ta không dùng nó để thay đổi bản thân đúng không nào?

Chắc chắn khi bạn đã bắt đầu làm nó được 1 phút, bạn sẽ có thể tiến đến phút thứ 2, thứ 3 hoặc thậm chí là hàng giờ. Vì tâm lý của bạn lúc đó sẽ là “thôi đã lỡ làm rồi thì làm cho xong luôn”.

Thật sự chúng ta chỉ khó ở bước bắt đầu làm, chứ thực ra thời gian để làm nó không thành vấn đề.

Chỉ tập trung vào vài thứ quan trọng trong một lần

Sai lầm của các bạn là học quá nhiều thứ cùng 1 lúc. Bạn nghĩ như vậy là mình đang siêng nhưng thực ra nó hoàn toàn sai. Vì khi dồn quá nhiều thứ vào làm cùng một lúc bạn sẽ bị mất tập trung và công việc sẽ không hiệu quả.

Thực ra, khi bạn “ôm” quá nhiều thứ sẽ chỉ làm cho bạn trở nên chán ngán và lười biếng hơn mà thôi. Vì vậy, việc chấp nhận bỏ bớt những môn học không cần thiết là cách để giúp đầu bạn trở nên nhẹ nhàng hơn. Từ đó sẽ giúp bạn hứng thú hơn trong việc học

Ngoài ra, bạn nên chia nhỏ chia nhỏ bài học ra thành nhiều phần, học xong môn này rồi hẳn qua môn khác. Như vậy sẽ giúp bạn thoải mái và tập trung hơn

Cứ chậm nhưng không dừng

Đa số chúng ta cần một thời gian để học hỏi hay tiếp thu một vấn đề gì đó. Nhưng hầu như chúng ta lại quá nóng vội, luôn mong muốn phải thấy kết quả ngay. 

Biện pháp để siêng học hơn

Chính vì tâm lý này đã làm cho bạn bị thất vọng khi không “học nhanh” được, từ đó dẫn đến việc chán nản và lười biếng là điều dễ hiểu.

Vì vậy, chúng ta hãy đi từ từ, thay vì nóng vội mong ngóng kết quả, bạn có thể dành nhiều thời gian hơn cho việc tìm tòi, học hỏi, dù đi chậm hơn mọi người nhưng lại hiểu chắc vấn đề hơn chẳng phải đã có câu nói “Muốn nhanh thì phải từ từ” sao?

Dành thời gian để bản thân thư giãn

Một số người cho rằng dành thời gian để thư giãn là cách biện minh cho sự lười biếng. Nhưng thực ra nó hoàn toàn sai. Vì bạn đã có thời gian tiếp thu quá nhiều, bạn cũng nên có lúc để “xã” chúng ra thì mới có chỗ để tiếp thu thứ mới vào đúng không?

Bằng cách thả lỏng bản thân và thư giãn, đầu óc bạn sẽ trở nên thoải mái hơn, không bị quá tải. Như vậy, việc học cũng sẽ trở nên dễ dàng và tạo hứng thú cho bạn hơn.

Tự nói chuyện, động viên và khích lệ bản thân

Tự nói chuyện với bản thân là cách để giúp bạn hiểu bạn hơn. Lúc đó, bạn sẽ biết được mình ở đâu? Mình cần gì để cố gắng nhiều hơn. Đây cũng là một trong những cách tự tạo động lực cho bản thân đấy.

Theo một số nghiên cứu cho thấy, cách chúng ta nói chuyện với chính mình có ảnh hưởng lớn đến cảm giác của bản thân và những gì chúng ta làm.

Ví dụ, mới sáng sớm thức dậy bạn nghĩ rằng: “Hôm nay học môn này chán lắm, học chẳng bổ ích gì.” Tâm lý bạn lúc đó chắc chắn sẽ thấy nhàm chán và không muốn học.

Thay vào đó, bạn hãy nghĩ rằng: “Môn học này hơi khó một tý nhưng bù lại mình được học với cô giáo cực kỳ nhiệt tình và dễ thương”. Cách này sẽ làm cho bạn trở thấy lạc quan hơn trong việc học. 

Hãy cố gắng tự kiếm niềm vui trong công việc của mình. Cố gắng suy nghĩ mọi việc theo hướng tích cực, tâm lý của bạn sẽ thay đổi. 

Tự đặt ra mục tiêu để cố gắng

Sau khi nói chuyện với bản thân xong, bạn đã biết được mình muốn gì và cần gì. Từ đó lập ra những kế hoạch và mục tiêu trong việc học để tăng sự cố gắng của mình. Vì nếu chúng ta không có mục tiêu, làm việc một cách vô định thì sẽ chẳng khi nào có được sự hứng thú

Hãy tạo thử thách cho bản thân, đặt ra những mục tiêu vừa sức với mình, không quá khó cũng không quá dễ để đạt được và đặc biệt, nó phải đo lường được để bạn thấy được mức độ hiệu quả của nó mà còn cố gắng.

Giả sử như bạn là người học không tốt toán, điểm chỉ ở mức 5 6, bạn có thể đặt mục tiêu cho mình là bài kiểm tra tới mình phải được 7 – 7,5 điểm. Từ đó bạn chỉ cần cố gắng hơn một chút, chăm hơn một xíu là có thể đạt được nó rồi.

Bạn cần tránh trường hợp đặt mục tiêu quá sức, nó sẽ phản tác dụng đấy. Chẳng hạn như mức điểm bình thường của bạn là 5 – 6 nhưng bạn lại đặt mục tiêu là 9 – 10. Thì nó thật sự khó và trở nên khó khăn và chán nản cho bạn trong việc thực hiện nó đấy.

Thưởng cho bản thân

Khi bạn có kết quả tốt của một môn học nhờ việc siêng năng và cố gắng của mình, hãy tự thưởng cho bản thân đúng với công sức mà nó bỏ ra. Lúc đó, bản thân bạn sẽ thấy “mình được bù đắp xứng đáng” thì lần sau nó mới có thể cố gắng hơn nữa chứ!

Dành thời gian để thư giãn và làm những điều bạn thích trong một mức cho phép sẽ giúp bạn cải thiện tinh thần hơn rất nhiều đấy.

Biện pháp để siêng học hơn

Ngoài ra, bạn cũng không nên quá cứng nhắc, nếu mục tiêu của bạn là phải được 9 điểm cho môn học này, nhưng kết quả chỉ là 8,5. Do đó bạn lại lao vào học nhiều hơn mà “quên” không thưởng cho bản thân. 

Việc này quả là không công bằng với bản thân bạn. Vì đằng nào bạn cũng đã bỏ sức ra để cố gắng rất nhiều mà. Cho nên lúc này bạn vẫn có thể thưởng cho mình ở mức độ thấp hơn dự định ban đầu và tiếp tục cố gắng thêm một xíu nữa để đạt được mục tiêu của mình.

Như vậy, với những thông tin mà WElearn chia sẻ, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi Làm Thế Nào Để Loại Bỏ Lười Biếng Và Siêng Học Hơn? Những phương pháp này, bạn có thể kết hợp và tự lựa chọn những cách mà phù hợp với mình nhất để giúp mình siêng năng hơn. Chúc bạn thành công nhé.

TRUNG TÂM GIA SƯ WELEARN

    • Địa chỉ 1: 38 Đ. Số 23, Linh Chiểu, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
    • Địa chỉ 2: 104 Hồ Văn Tư, Trường Thọ, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh.
    • Hotline: 0906782291
    • Mail: welearnvietnam@gmail.com
    • Website: https://welearnvn.com/
    • Fanpage: WELearn Gia Sư

2 thoughts on “Làm Thế Nào Để Siêng Học Và Loại Bỏ Lười Biếng?

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liên hệ Liên hệ