Kết thúc thất bại nào cũng để lại cho chúng ta bài học quý giá. Cuộc kháng chiến chống Pháp cũng vậy. Dù cuối cùng, cuộc kháng chiến thất bại nhưng nó lại để cho chúng ta những kinh nghiệm để đời. Hãy cùng tìm hiểu diễn biến, nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống Pháp để hiểu rõ hơn vì sao thất bại và những bài học rút ra từ cuộc kháng chiến này nhé!
1. Diễn biến cuộc kháng chiến chống Pháp
1.1. Quá trình thực dân Pháp đánh chiếm Đà Nẵng
- 1/9/1958, Pháp tấn công Đà Nẵng → Cuộc tấn công đầu tiên
- Nguyễn Tri Phương lãnh đạo quân ta chống trả
- Pháp bước đầu thất bại
→ Sau 5 tháng thực hiện kế hoạch, Pháp chỉ chiếm được bán đảo Sơn Trà
→ Kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh bước đầu thất bại
1.2. Tình hình chiến sự ở Gia Định năm 1859
- Ngày 17/2/1859, Gia Định bị thực dân Pháp tấn công → Quân triều đình chống cự yếu ớt → Thất bại → Nhân dân tự nổi lên để chống cự
- Ngày 24/2/1861 Pháp chiếm được đại đồn Chí Hoà, thừa thắng chiếm tỉnh (Định Tường, Biên Hòa và thành Vĩnh long)
- Ngày 5/6/1862, triều đình ký với Pháp hiệp ước Nhâm Tuất
1.3. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì:
- Pháp bắt đầu xây dựng bộ máy cai trị và bóc lột nhân dân ta với mục đích biến Việt Nam thành bàn đạp để chiếm tiếp Campuchia và 3 tỉnh miền Tây Nam Kì
- Triều đình Huế vẫn giữ thái độ hòa hoãn, muốn thương lượng để chia sẻ quyền thống trị
- Thực dân Pháp ra sức bóc lột nhân dân và liên tục “dập” những cuộc khởi nghĩa nông dân
- Nền kinh tế đi xuống trầm trọng, yếu cả tài chính lẫn binh lực
1.4. Quá trình thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất năm 1873
Âm mưu của Pháp đánh ra Bắc Kì:
- “Mượn” triều đình để đem tàu ra vùng biển Hạ Long, cho tên lái buôn Đuy – buy vào gây rối ở Hà Nội
- Tiếp tục “mượn” cớ giải quyết ụ Đuy – puy, cho Gác-ni-ê chỉ huy 200 quân kéo quân ra Bắc Kì.
Diễn biến:
- Ngày 20/11/1873, Pháp đánh thành Hà Nội.
- Nguyễn Tri Phương chỉ huy đội quân 7000 người nhưng không chống cự nổi, ông bị thương, bị bắt, nhịn ăn mà chết.
- Sau khi chiếm được Hà Nội → quân Pháp nhanh chóng chiếm Hưng Yên, Phủ Lý, Hải Dương, Ninh Bình, Nam Định.
1.5. Cuộc kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873- 1874)
- Ở các tỉnh đồng Bằng, Pháp đánh đâu cũng bắt gặp sự kháng cự của nhân dân ta
- Nhiều căn cứ kháng chiến được hình thành như: Nguyễn Mậu Kiến (Thái Bình), căn cứ kháng chiến của Phạm Văn Nghị ở Nam Định
- Ngày 21-12-1873, quân Pháp đánh ra Cầu Giấy → thất bại → Gác -ni-ê bị giết.
- 15/3/1874, triều đình tiếp tục ký hiệp ước Giáp Tuất
- Nội dung hiệp ước chính:
- Pháp rút quân khỏi Bắc Kì;
- Triều đình thừa nhận Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.
1.6. Quá trình thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ hai năm 1882
Hoàn cảnh:
- Trong nước:
- Sau khi triều đình ký với Pháp hiệp ước Giáp Tuất, nhân dân nổi dậy chống đối với nhiều cuộc khởi nghĩa
- Nền kinh tế suy sụp, đời sống nhân dân cực khổ, lầm than
- Triều đình ngoan cố không chịu cải cách duy tân
- Nước Pháp: Chủ nghĩa tư bản phát triển → Khai thác tài nguyên khoáng sản ở Bắc Kỳ → quyết định chiếm Bắc Kỳ
Âm mưu của Pháp:
- Quyết tâm đánh chiếm Bắc Kỳ để biến nước ta thành “sân sau”.
- Lấy cớ triều đình Huế vi phạm Hiệp ước 1874 và liên kết với nhà Thanh → đem quân xâm lược Bắc kỳ lần thứ hai.
Diễn biến:
- 3/4/1882, Ri-vi-e chỉ huy quân Pháp đổ bộ lên Hà Nội.
- 25/4/1882, Ri-vi-e gửi tối hậu thư đòi Hoàng Diệu nộp thành. Không đợi trả lời chúng nổ súng tấn công và chiếm thành.
Kết quả
- Quân dân ta anh dũng chống trả, đến trưa thành mất. Hoàng Diệu tự tử.
- Cuộc kháng chiến thất bại
- Quân Pháp mở rộng chiếm đóng một số nơi khác như Hòn Gai, Nam Định…
2. Nguyên nhân thất bại của cuộc kháng chiến chống pháp
- Triều đình thiếu dứt khoát, không có kế hoạch kháng chiến đúng đắn, thiên về chủ hòa và không đoàn kết với dân
- Nhiều cuộc kháng chiến diễn ra lẻ tẻ, tự phát, không có người đứng đầu để lãnh đạo, chưa có đường lối đúng đắn
- Sự khác biệt về lực lượng, vũ khí giữa quân ta và quân Pháp.
3. Ý nghĩa
- Qua kháng chiến thấy được tinh thần yêu nước của dân tộc ta
- Cảnh báo cho kẻ thù biết về sức mạnh, tinh thần và sự đoàn kết của nhân dân ta
- Phá vỡ kế hoạch đánh nhanh thắng nhanh của Pháp
- Cổ vũ tinh thần yêu nước và để lại nhiều bài học quý giá cho những trận chiến sau.
Như vậy, bài viết đã Bật Mí Nguyên Nhân Thất Bại Của Cuộc Kháng Chiến Chống Pháp, hy vọng với những kiến thức mà Trung tâm WElearn gia sư chia sẻ, bạn có thể hiểu biết thêm về lịch sử của quê hương cũng như công ơn của cha ông mình.
Xem thêm các bài viết liên quan