Nỗi Khổ Của Giáo Viên Và Gia Sư Khi Giảng Dạy

5/5 - (1 bình chọn)

Trở lại hành lang quen thuộc ngày nào sau hơn tám năm buộc phải trưởng thành. Vẫn những hoài niệm vẹn nguyên ấy, nhưng giờ đây tôi không cònl à một “đứa trẻ” nữa. Có thể thấu hiểu phần nào nỗi khổ của Giáo Viên khi giảng dạy trong chính con người của mình.

Lúc này đây, tôi thấy được áp lực giáo dục học trò thành người có ích cho xã hội của giáo viên to lớn như thế nào.

Nỗi khổ của Giáo viên và Gia sư khi giảng dạy
Nỗi khổ của Giáo viên và Gia sư khi giảng dạy

Ngày nay vị thế của “nhà giáo” dường như không còn như xưa. Hàng loạt những tiêu cực gần đây đã làm tổn hại rất nhiều đến thanh danh nghề giáo. Để rồi hàng triệu trái tim phải chịu điều tiếng, những giáo viên chân chính không khỏi chạnh lòng. Một câu hỏi đặt ra là: Tại sao lại như thế? Điều mà rất cần một lời đáp trong thời điểm này.

Ngày trước học sinh rất sợ Thầy Cô, nhưng bây giờ thì có lẽ Thầy Cô “sợ” học sinh nhiều hơn. Bài viết dưới đây có ba vấn đề chính mà WElearn rất trăn trở về nỗi khổ của Thầy Cô cùng một số vấn đề của nghề Gia sư, rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của quý độc giả.

1. Áp lực thành tích, danh hiệu thi đua, chất lượng giảng dạy

Chỉ tiêu đưa ra, mỗi lớp đều phải có học sinh giỏi, khá và đặc biệt là không có học sinh kém. Đồng nghĩa với việc là sẽ không có học sinh ở lại lớp? Còn học sinh yếu thì không được quá 4%, với sĩ số trung bình hiện tại nghĩa là mỗi lớp chỉ được tối đa 1 học sinh yếu?

Hạnh phúc của người thầy là nụ cười của học sinh
Hạnh phúc của người thầy là nụ cười của học sinh

Các chỉ tiêu về thành tích học sinh, kết quả thi đua giáo viên đã tạo ra nhiều ràng buộc cho Thầy Cô. Có những em thường xuyên vắng học, gọi lên trả bài thì không thuộc, thậm chí kiểm tra giấy cũng không chịu làm bài. Liệu Thầy Cô nên cho mấy điểm? Nhắm mắt cho qua thì trái lương tâm nghề nghiệp, đánh giá đúng năng lực lại phải giải trình với Ban Giám Hiệu và phụ huynh.

Sợ ảnh hưởng đến thành tích của trường, nhiều giáo viên không dám nói nặng, không dám cho điểm kém, thậm chí không dám cho học sinh ở lại lớp.

Ngày nay với sự phát triển của xã hội, có quá nhiều thú vui lôi kéo học sinh khiến chúng xao nhãng việc học. Điều này khiến cho giáo viên càng đau đầu hơn. Làm thế nào để có bài giảng thật cuốn hút mà chất lượng trong 45 phút là điều không hề dễ dàng. Liệu ai có thể thấu hiểu nỗi khổ này của giáo viên khi giảng dạy?

>>>> Xem thêm: Những Sai Lầm Khi Dạy Kèm Bé Học Tại Nhà

2. Sự phó thác trách nhiệm của phụ huynh

Nhận thấy học sinh của mình có dấu hiệu chậm phát triển. Dù Thầy Cô kiên nhẫn mấy các em vẫn không tiến bộ. Giáo viên chủ nhiệm và nhà trường chủ động mời phụ huynh lên trao đổi tìm giải pháp nhưng nhận lại là sự không thỏa hiệp. “Việc dạy là của Thầy, Cô.

Nếu học sinh không giỏi chứng tỏ Thầy Cô không đủ năng lực.” Chẳng một lời cảm ơn, không ít phụ huynh còn có thái độ ngang ngược đến vậy.

Cũng có những phụ huynh, khi có chuyện xảy ra với con, chưa vội tìm hiểu nguyên nhân đã quy chụp trách nhiệm cho giáo viên. Thậm chí còn chỉ trích bằng những ngôn từ khá nặng nề và thiếu tôn trọng nhà giáo.

3. Mức lương cơ bản quá thấp

Đây là nỗi khổ rất lớn của giáo viên Việt Nam khi giảng dạy Gánh nặng cơm – áo – gạo – tiền và bao lo toan cuộc sống khiến nhiều giáo viên không khỏi xót xa. Một số giáo viên trẻ đã bỏ nghề sau vài năm đi cống hiến vì không sống nổi với mức lương khởi đầu đó.

Thu nhập của giáo viên bao gồm lương cơ bản theo hệ số, phụ cấp, tiền dạy thêm giờ,…Nhưng cộng lại vẫn còn quá ít ỏi. Đặc biệt, với những giáo viên mới ra trường, chưa có thâm niên nên đồng lương khá khiêm tốn. Hay với những giáo viên môn phụ như: mỹ thuật, tin học, thể dục,… Chương trình dạy không có nhiều tiết  nên họ phải làm thêm nghề trang trải chi phí hàng ngày.

Bên cạnh nghề giáo chính thức, ngày nay công việc gõ đầu trẻ “không chính thức” như Gia sư dạy kèm cũng không tránh khỏi những xót xa. Nhiều bạn trẻ nghĩ đây là công việc nhẹ nhàng. Tuy nhiên khi “bước vào nghề” thì nó không hề đơn giản.

4. Nỗi khổ của Gia sư khi gặp phải học sinh lười học

Nỗi sợ lớn nhất của Gia sư có lẽ là gặp phải học trò lười học. Phụ huynh muốn tìm Gia sư để con mình tiến bộ nhưng với thái độ bất hợp tác của chúng liệu kết quả có được cải thiện hay không? Không ít Gia sư tâm huyết đành im lặng xin nghỉ để không mang tiếng dạy dỗ không hiệu quả.

4.1. Gia sư gặp phải phụ huynh khó tính

Ai từng làm Gia sư mới hiểu cảnh phụ huynh quan trọng điểm số hơn là kiến thức là như thế nào. Khi trẻ có bài kiểm tra tệ thì phụ huynh tỏ thái độ khó chịu. Họ nghĩ rằng Gia sư dạy dỗ không tốt. Thậm chí có phụ huynh còn đòi trừ lương của Gia sư.

4.2. Gia sư gặp phải trung tâm gia sư không uy tín

Để có lớp dạy, cách nhanh nhất là các bạn tìm đến Trung tâm Gia sư. Tuy nhiên, không phải tất cả các trung tâm đều là đơn vị đáng tin cậy. Hiện nay có không ít trung tâm kém chất lượng tìm cách moi tiền của Gia sư.

Khi đã đặt tiền cọc nhưng lớp dạy thì lại quá xa không thuận tiện đi lại cho Gia sư. Hay tình cảnh thảm hại hơn là nhiều trung tâm làm giả thông tin lớp dạy. Mất quá nhiều thời gian nhưng trung tâm không giải quyết nên Gia sư đành chấp nhận mất tiền.

Chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam
Chúc mừng ngày Nhà giáo Việt Nam

>>>> Xem thêm: Hướng Dẫn Rèn Chữ Cho Bé Lớp 1 Đúng, Đẹp, Chuẩn

Giữa những bộn bề công việc và cuộc sống, có khi nào trên đường đời bất chợt, các cô cậu học trò nhớ về những người Thầy người Cô hay người hướng dẫn của mình không? Dẫu đông qua, xuân tàn những Người lái đò vẫn miệt mài ngày đêm chở những “ hành khách bé nhỏ” đến bến bờ tương lai không một lần mong đợi sự báo đáp.

Nghề nào cũng vậy, đều có những góc khuất riêng của nó. Đặc biệt với cái nghề đáng lẽ ra sẽ được trân quý và bao dung hơn nhưng đâu đó vẫn có những nỗi buồn phảng phất. Vậy đấy, nhưng những hy sinh thầm lặng qua bao thế hệ vẫn qua đi. Nghề giáo trân quý lắm nhưng cũng lắm cái bạc đời. Nhưng không vì vậy mà tất cả đều buông xuôi.

5. Kết luận

Với gánh nặng áp lực trò giỏi, trò ngoan trong bối cảnh hiện nay. Thầy Cô cần lắm sự cảm thông của phụ huynh, học sinh và sự chung tay của xã hội. Hãy trao trọn sự tin tưởng để các Thầy Cô làm tròn nhiệm vụ, chức trách từ chính lương tâm nghề nghiệp của mình. Để góp phần xoa diệu đi nỗi khổ của giáo viên trong quá trình giảng dạy.

Ngày Nhà Giáo Việt Nam đang đến gần, Trung tâm gia sư WElearn xin kính gửi những lời chúc ý nghĩa nhất đến các Thầy Cô giáo viên đang ngày đêm nỗ lực cho sự nghiệp trồng người. Chúc các bạn Gia sư sẽ luôn thành công trên con đường dạy học của mình.

Trung Tâm Gia Sư WElearn
Văn phòng chính: 38 Đường số 23, Khu phố 3, Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
Hotline: 0789882291

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liên hệ Liên hệ