? Trung tâm gia sư WElearn chuyên giới thiệu, cung cấp và quản lý Gia sư.
? Đội ngũ Gia sư với hơn 1000 Gia sư được kiểm duyệt kỹ càng.
? Tiêu chí của chúng tôi là NHANH CHÓNG và HIỆU QUẢ. NHANH CHÓNG có Gia sư và HIỆU QUẢ trong giảng dạy.
Trẻ bị chậm nói hiện đang là vấn đề khiến nhiều phụ huynh phải đau đầu. Khi tiếp xúc nhiều với các thiết bị điện tử khiến trẻ hạn chế giao tiếp, thụ động, lầm lì, không có sự giao tiếp đa chiều. Điều này dẫn đến nhiều khó khăn khi dạy trẻ học. Tuy nhiên quý phụ huynh không nên quá lo lắng bởi nếu chúng ta có phương pháp dạy trẻ chậm nói tại nhà một cách phù hợp thì trẻ sẽ vẫn học tập và phát triển bình thường.
Khi muốn điều trị hay khắc phục bất kỳ chứng bệnh nào thì trước hết chúng ta cần tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ rồi sau đó mới tìm phương pháp thích hợp. Theo các chuyên gia nhận định có hai nguyên nhân khiến trẻ bị chậm nói. Đó là xuất phát từ tâm lý và thực thể. Hay nói cách khác là những tác động từ các yếu tố thể chất và tinh thần.
Phát triển kỹ năng cho trẻ từ sớm là điều cực kỳ quan trọng. Khi trẻ bị chậm nói sẽ rất khó khăn để phụ huynh dạy trẻ từ những điều nhỏ nhất. Có rất nhiều phương pháp dạy trẻ chậm nói hiệu quả song nhìn chung đều cần có sự nhẫn nại của phụ huynh. Dưới đây WElearn sẽ mách bạn một số phương pháp đơn giản mà cực kỳ hiệu quả để dạy trẻ chậm nói.
Khi trẻ ít giao tiếp hoặc ngại tương tác với những thứ xung quanh thì phụ huynh lại càng cần phải dành thời gian để tương tác, nói chuyện với trẻ nhiều hơn. Hãy bắt đầu dạy trẻ từ những âm thanh, từ ngữ đơn giản như “ba”, “mẹ”,… từ khi bé còn sơ sinh, dần dần bé sẽ bắt chước theo.
Khi trẻ đáp lại và nói theo thì hãy làm những cử chỉ khen ngợi, tươi cười để kích thích trẻ nói nhiều hơn. Khi dạy trẻ nói, bạn hãy nói chậm rãi, từng chữ một, vừa nói vừa dùng cử chỉ, hành động để thể hiện, ví dụ như vẫy tay, gật đầu,… Bạn đầu trẻ không nói được thì bạn hãy cố lặp lại nhiều lần. Hãy kiên nhẫn để khuyến khích con phát âm nhé!
Dùng hình ảnh cụ thể luôn là phương pháp hữu hiệu trọng dạy và học. Khi tương tác với trẻ bạn hãy khéo léo dùng những hình ảnh hay những đồ vật gần gũi thân thuộc. Chẳng hạn nếu muốn dạy trẻ nói từ “con mèo” hay “con cá”. Hãy cho trẻ xem hình ảnh con mèo, con cá để trẻ dễ hình dung. Đồng thời tạo hứng thú để trẻ không bị chán nản.
Phụ huynh hãy bắt đầu dạy con từ những từ đơn giản nhất, để trẻ dễ phát âm, dễ ghi nhớ hơn, biểu đạt cảm xúc, thái độ trong những tình huống khác nhau bằng những từ hoặc cử chỉ đơn giản. Khi đó mà trẻ sẽ nhớ nhanh, nhớ lâu hơn để tăng phản xạ ngôn ngữ trong giao tiếp.
Xem ti vi, điện thoại khi trẻ còn nhỏ sẽ khiến trẻ bị thu hút và lười tương tác với xung quanh. Vì thế, trong giai đoạn tập nói cho con, phụ huynh nên hạn chế tối đa trẻ tiếp xúc với điện thoại, ti vi. Thay vào đó hãy dành nhiều thời gian vui đùa với trẻ.
Thay vì những trò chơi tiêu khiển trên các thiết bị di động thì phụ huynh hãy đọc sách cho con nghe. Đọc những câu chuyện nhỏ, câu chuyện cổ tích dễ hiểu. Đặc biệt là những cuốn truyện tranh, vừa đọc vừa cho con xem. Diễn đạt những cảm xúc đơn giản theo câu chuyện để trẻ quen với cách thể hiện cảm xúc.
Ngoài ra, bạn có thể hát cho con nghe những bài hát thiếu nhi dễ thương, đây cũng là cách giúp gắn kết tình cảm giữa cha mẹ với con cái và giúp trẻ ghi nhớ từ mới một cách hiệu quả, hoặc phụ huynh có thể hát ru con ngủ,…
Môi trường xung quanh sẽ có tác động lớn đến sự phát triển của trẻ. Để trẻ tiếp xúc với nhiều người đặc biệt là với những bạn cùng trang lứa để trẻ dạng dĩ hơn. Phụ huynh nên cho con đi nhà trẻ hoặc các lớp học, chơi chung với những đứa trẻ gần nhà. Hoặc tổ chức đi dã ngoại với những người bạn có con gần bằng tuổi với trẻ.
Ban đầu khi tập nói trẻ sẽ phát âm không chuẩn, nói ngọng, líu lưỡi, phụ thường sẽ cảm thấy đáng yêu. Và vô tư lặp lại các từ trẻ nói, mà vô tình điều đó khiến trẻ nghĩ rằng mình nói đúng. Từ đó có thể hình thành những thói quen khó sửa, khiến trẻ nói sai, nói ngọng nhiều và lâu hơn. Vì thế phụ huynh không nên lặp lại những từ bé nói sai nhé!
Trẻ chậm nói thường không giao tiếp bằng lời nói nhưng trẻ vẫn có thể giao tiếp bằng thái độ, hành động và cử chỉ cơ thể. Nếu trẻ muốn một điều gì đó, bạn hãy để trẻ tự thực hiện. Chẳng hạn, trẻ muốn lấy một đồ vật nào đó, hãy để trẻ tự tìm cách lấy. Đây là cách dạy con đơn giản và được nhiều chuyên gia đánh giá cao.
Trong trường hợp, nếu nguyên nhân chậm nói của trẻ là do các vấn đề về thính giác, thăng lưỡi thì phụ huynh cũng không nên quá lo. Việc điều trị cho trẻ trước 5 tuổi vẫn rất khả quan bằng cách phẫu thuật. Trường hợp xấu nhất trẻ không nghe được thì bạn có thể cho trẻ sử dụng máy trợ thính.
Một điều quan trọng nhất cần lưu ý là không nên cố ép trẻ những điều trẻ không thích. Hãy từ tốn, nhẹ nhàng để trẻ không bị sợ hãi, áp lực. Và bố mẹ cũng thoải mái tinh thần hơn. Ngoài ra, nếu trẻ có những vấn đề tâm lý nghiêm trọng. Phụ huynh hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được tư vấn cụ thể nhé!
Trên đây là những chia sẻ cụ thể của Trung tâm gia sư WElearn về các phương pháp dạy trẻ chậm nói tại nhà hiệu quả. Hãy kiên kì thực hiện thường xuyên để giúp trẻ phát triển toàn diện.
? Trung tâm gia sư WElearn chuyên giới thiệu, cung cấp và quản lý Gia sư.
? Đội ngũ Gia sư với hơn 1000 Gia sư được kiểm duyệt kỹ càng.
? Tiêu chí của chúng tôi là NHANH CHÓNG và HIỆU QUẢ. NHANH CHÓNG có Gia sư và HIỆU QUẢ trong giảng dạy.
Bài viết cùng chủ đề