Lấy lại mật khẩu
x
Góp ý cho Welearn
x

    Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ | Nguyên Nhân và Cách Điều Trị

    12.04.2022
    WElearn Wind
    5/5 - (1 vote)

    Trẻ chậm phát triển trí tuệ là những trẻ có sự hạn chế trong việc phát triển trí não. Những trẻ này thường đặc biệt hơn, cần nhiều sự quan tâm chăm sóc từ gia đình hơn. Để hiểu rõ hơn về Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ? Nguyên nhân và biểu hiện của trẻ chậm phát triển, đặc biệt là các phương pháp để giáp dục trẻ hiệu quả, hãy cùng theo dõi ngay bài viết dưới đây nhé!

    1. Trẻ chậm phát triển trí tuệ là gì?

    Chậm phát triển trí tuệ là sự hạn chế trong việc phát triển trí não và thường xảy ra ở trẻ chưa đủ 18 tuổi. Những trẻ này thường gặp khó khăn trong việc đối thoại, tự chăm sóc, hành xử xã hội,…

    Chậm phát triển trí tuệ được chia thành 4 mức độ

    • Chậm phát triển trí tuệ mức nhẹ
      • IQ của trẻ thường dao động từ 50 – 75 
      • Có thể học tiểu học
      • Học các kỹ năng giao tiếp chậm
      • Có thể giao tiếp bình thường nếu được giáo dục đúng hướng
    • Chậm phát triển trí tuệ mức trung bìnhIQ của trẻ là từ 35 – 55.
      • Có thể thực hiện các việc cá nhân như: vệ sinh, ăn uống, tắm rửa nếu được ba mẹ hướng dẫn
      • Có thể đọc viết và học toán cơ bản
      • Học chậm nhưng có thể làm được những việc đơn giản
    • Chậm phát triển trí tuệ mức nặng
      • IQ từ 20 – 40.
      • Có thể tự chăm sóc bản thân 
      • Giao tiếp cơ bản
    • Chậm phát triển trí tuệ đặc biệt (rất nặng)
      • IQ của trẻ nằm dưới 20 – 25.
      • Có thể tự chăm sóc bản thân và giao tiếp cơ bản nếu được hướng dẫn và hỗ trợ
      • Luôn cần sự theo dõi và giúp đỡ của người khác

    2. Biểu hiện của trẻ chậm phát triển trí tuệ

    Tùy vào mức độ, trẻ sẽ có những biểu hiện khác nhau. Dưới đây là một số biểu hiện thường gặp ở trẻ chậm phát triển trí tuệ

    • Trẻ biết ngồi, đi và nói trễ hơn so với lứa tuổi
    • Nói không rõ chữ
    • Trẻ không nhớ lâu
    • Chậm hiểu những điều đơn giản nhất
    • Khó khăn trong việc tiếp cận thông tin
    • Cách cư xử như trẻ nhỏ mặc dù đã lớn
    • Gặp khó khăn trong các kỹ năng cơ bản như ăn uống, mặc quần áo
    • Không thể tự quyết định
    • Suy nghĩ không logic
    • Biểu hiện của trẻ chậm phát triển
    • Biểu hiện của trẻ chậm phát triển
    Dấu hiệu trẻ chậm phát triển trí tuệ

    Dấu hiệu trẻ chậm phát triển trí tuệ

    Ngoài ra, trẻ cũng có thể có một số hành vi sau:

    • Luôn dựa dẫm vào ba mẹ
    • Rối loạn tâm thần
    • Tự làm tổn thương đến bản thân
    • Khó khăn trong việc giao tiếp
    • Không kiểm soát được các hành vi, cử chỉ của bản thân
    • Thích “gây chiến” với người khác
    • Ngang bướng, khó thuyết phục
    • Thụ động, thiếu tự tin
    • Không thể chịu đựng được trước những tác động bên ngoài

    3. Nguyên nhân dẫn đến trẻ chậm phát triển trí tuệ?

    Có nhiều nguyên nhân gây ra chậm phát triển ở trẻ. Nhưng hầu hết nguyên nhân đều xuất phát do di truyền hoặc từ các vấn đề trong thai kỳ.

    3.1. Do di truyền

    Đây là nguyên nhân gây ra tình trạng trẻ chậm phát triển phổ biến nhất. Việc trẻ chậm phát triển ở trẻ có thể do rối loạn gen đơn, gen đa, rối loạn đa tuyến, bất thường về nhiễm sắc thể.

    Nếu trẻ có ba mẹ bất thường về thần kinh hoặc não bộ thì sẽ dễ mắc phải khuyết tật này. Bên cạnh đó, nguyên nhân cũng có thể do những bất thường về rối loạn chuyển hóa mà bố mẹ gặp phải.

    3.2. Trẻ chậm phát triển do bệnh lý về não bộ

    3.2.1. Trẻ chậm phát triển do bại não

    Bại não là một trong các nguyên nhân đầu tiên gây ra tình trạng chậm phát triển và khuyết tật về mặt vận động ở trẻ. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC), bại não ảnh hưởng ít nhất 1,5 – 4 trong số 1.000 trẻ em trên toàn thế giới.

    Trẻ bị chậm phát triển do bại não thường sẽ gặp khó khăn trong việc đi lại, cầm nắm đồ vật, chậm phát triển về các kỹ năng cơ bản như vận động và giao tiếp.

    3.2.2. Trẻ chậm phát triển do não úng thủy

    Xếp sau bại não, đó là úng thủy. Đây cũng là một trong những nguyên nhân gây ra bệnh chậm phát triển ở trẻ. Úng tủy là tình trạng dư thừa quá nhiều dịch não tủy (CSF) khiến cho não và sọ sưng lên, để lại ảnh hưởng cho quá trình phát triển thể chất và trí tuệ.

    Các nguyên nhân gây là tình trạng não úng tủy:

    • Nhiễm trùng hệ thống thần kinh trung ương như viêm màng não đặc biệt là ở trẻ sơ sinh.
    • Chảy máu não trong thai kỳ hoặc sau khi sinh.
    • Những chấn thương xảy ra trước, trong hoặc sau khi sinh.
    • Chấn thương sọ não.
    • Khối u trong hệ thần kinh trung ương.

    3.2.3. Trẻ chậm phát triển do hội chứng Aicardi

    Hội chứng Aicardi là hiện tượng rối loạn di truyền gây ra các ảnh hưởng về cấu trúc kết nối của 2 bên bán cầu não. Đây cũng chính là nguyên nhân dẫn đến tình trạng chậm phát triển ở trẻ.

    Điều đặc biệt là rối loạn di truyền này chỉ xảy ra ở trẻ sơ sinh và vẫn chưa ai có thể xác định được nguyên nhân gây ra sự rối loạn này là từ đâu.

    Các biểu hiện của hội chứng Aicardi: biến dạng tay, thiểu năng trí tuệ, chậm phát triển, khó ăn, bệnh tiêu chảy, táo bón, trào ngược dạ dày thực quản. Ngoài ra, còn có các triệu chứng khác như bất thường về xương sườn và cột sống, 

    Hội chứng này có thể làm cho mắt phát triển kém hơn so với người bình thường, nếu nặng hơn thì sắt có thể mù

    3.3. Bệnh lý mẹ gặp khi mang thai gây ra trẻ chậm phát triển

    Quá trình mang thai của người mẹ là cực kỳ quan trọng vì nó trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ. Do đó, đây cũng là một trong những nguyên nhân thường gặp gây ra chậm phát triển ở trẻ.

    Bệnh Rubella

    Rubella là một trong những căn bệnh để lại những hậu quả nghiêm trọng về não bộ cho bé nếu người mẹ mắc phải trong quá trình mang thai. Ngoài việc gây ra chậm phát triển trí tuệ ở trẻ, Rubella còn gây ra các bệnh khác như bị điếc, đục thủy tinh thể bẩm sinh, co giật và khuyết thiếu về trí tuệ.

    Bệnh Toxoplasmosis

    Bệnh Toxoplasmosis là một bệnh được gây ra bởi ký sinh trùng Toxoplasma gondii, một trong những loại ký sinh trùng phổ biến nhất trên thế giới. Phụ nữ khi mang thai nếu nhiễm phải bệnh này có thể sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển về não bộ của trẻ sau này.

    Bệnh Cytomegalovirus (CMV)

    Virus herpes là nguyên nhân gây ra bệnh Cytomegalovirus ở mẹ. Bệnh này lây lan qua đường nước bọt, máu, dịch tiết sinh dục, nước tiểu hoặc sữa mẹ. 

    Giống như Toxoplasmosis và Rubella, bệnh Cytomegalovirus cũng gây ra các chứng bệnh về não và thần kinh cho trẻ như nhiễm trùng sau sinh, di chứng về thần kinh, mất thính giác, chậm phát triển trí tuệ, rối loạn thần kinh, co giật và bại não.

    Bệnh Phenylceton niệu

    Phenylceton niệu (PKU) là một rối loạn chuyển hóa axit amin gây ra hội chứng lâm sàng về khuyết tật về trí tuệ với những bất thường về nhận thức và hành vi do phenylalanine huyết thanh tăng cao. 

    Trong quá trình mang thai, nếu người mẹ mắc phải bệnh này mà không được điều trị kịp thời và hợp lý sẽ dễ dẫn đến tình trạng trẻ bị khuyết tật về trí tuệ, động kinh, các vấn đề về hành vi và rối loạn tâm thần.

    3.4. Khiếm khuyết về não bộ trước khi sinh là yếu tố dẫn đến trẻ chậm phát triển

    Hầu hết các khuyết tật não bẩm sinh không xác định được nguyên nhân cụ thể. Có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ như di các yếu tố môi trường hay di truyền.

    Các yếu tố có thể gây ra khuyết tật não như: khiếm khuyết gen, nhiễm trùng, mẹ sử dụng ma túy, chấn thương trong thời kỳ bào thai.

    3.5. Yếu tố môi trường gây ra tình trạng trẻ chậm phát triển

    Quá trình mang thai ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của thai nhi sau này. Nếu khi còn trong bụng mẹ trẻ không được chăm sóc tốt, không có đủ chất dinh dưỡng sẽ rất dễ dẫn đến việc trẻ bị chậm phát triển khi sinh ra.

    Mọi hoạt động của người mẹ trong quá trình mang thai đều ảnh hưởng trực tiếp đến thai nhi. Vì thế, việc người mẹ sử dụng hoặc sống chung với người sử dụng các chất kích thích cũng là nguyên nhân dẫn đến việc trẻ chậm phát triển.

    Bên cạnh đó, nếu trẻ bị sinh thiếu tháng, chấn thương não trong khi sinh hay me bị xuất huyết, không đủ dưỡng khí cũng có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.

    Nguyên nhân chậm phát triển trí tuệ

    Nguyên nhân chậm phát triển trí tuệ

    Tiếp xúc với chì, thủy ngân và các hợp chất hóa học như polychlorinated biphenyls (PCB) cũng góp phần gây ra các khuyết tật về trí tuệ từ 4% đến 5% tùy các trường hợp.

    Ngoài ra, có thể là khi mang thai, người mẹ mắc phải một số bệnh như nhiễm virus rubella, nhiễm ký sinh trùng hoặc uống một số loại thuốc có hại thì có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.

    3.6. Do yếu tố tâm lý của xã hội

    Khi trẻ được nuôi dưỡng trong môi trường thiếu tình yêu thương, sự kích thích diễn tả ngôn ngữ, thính thị giác, cảm xúc hạn chế cũng thường chậm trễ trong việc tiếp thu kiến thức cũng như cách cư xử.

    Ngoài ra, việc trẻ không được chăm sóc đầy đủ về tinh thần cũng như thể chất, sử dụng ngôn ngữ một cách rất hạn chế trong gia đình cũng là nguyên nhân gây ra chậm phát triển ở trẻ.

    4. Những thách thức mà trẻ chậm phát triển trí tuệ phải đối diện

    Thách thức của những trẻ chậm phát triển là hoàn toàn không giống nhau vì mỗi trẻ sẽ có một cá tính và tính cách riêng. Tuy nhiên, trong đó cũng có những vấn đề chung sau:

    Khó khăn trong học tập, tiếp thu kiến thức

    Không tạo được mối quan hệ và giao tiếp với mọi người xung quan

    Khó khăn trong việc thực hiện các nhu cầu cá nhân

    Không thể tự mình làm hết tất cả những gì mình cần mà luôn luôn không thể nhờ đỡ của mọi người xung quanh

    Thấu hiểu được những khó khăn của trẻ trong việc phát triển trí tuệ, phụ huynh cần phải yêu thương, chăm sóc và dành thời gian cho con nhiều hơn để chúng sớm được cải thiện”

    5. Biện pháp để giúp trẻ khắc phục tình trạng chậm phát triển trí tuệ

    5.1. Khơi gợi thao tác tư duy

    Những trẻ chậm phát triển thường có khả năng tư duy kém hơn các em bé bình thường. vì vậy, khơi gợi thao tác tư duy là cách để kích thích não bộ hoạt động lại thông qua 2 phương pháp là so sánh và phân tích.

    Đối với phương pháp so sánh, cha mẹ cùng trẻ tìm những điểm giống nhau, khác nhau, phân biệt các đồ vật về màu sắc, kích thước.

    Đối với phương pháp phân tích, cha mẹ giúp con mình tìm hiểu kết cấu tạo nên sự vật như các bộ phận trên cơ thể, cấu tạo của thực vật. Việc kết hợp so sánh và phân tích lại với nhau sẽ giúp trẻ nâng cao tư duy.

    5.2. Sử dụng liệu pháp ngôn ngữ cho trẻ chậm phát triển

    Trẻ chậm phát triển thường có biểu rất rõ ở ngôn ngữ. Một số trẻ có thể giao tiếp được nhưng lại không hiểu người khác nói gì, một số khác thì có thể hiểu nhưng lại không thể giao tiếp. 

    Vì vậy, sử dụng liệu pháp ngôn ngữ cho trẻ chậm phát triển là giải pháp để giúp trẻ phát triển toàn diện hơn trước kia, vừa có thể nói chuyện, vừa có thể giao tiếp.

    5.3. Liệu pháp hành vi cho trẻ chậm phát triển

    Đối với một số trẻ, khi chậm phát triển chúng có biểu hiện tăng động và hung dữ hơn bình thường. Vì vậy cần có giải pháp để hạn chế những hành động này của các bé.

    Liệu pháp hành vi cho trẻ chậm phát triển là một phương pháp giúp trẻ chậm phát triển giảm những họa động tiêu cực và tăng những hoạt động tích cực, lành mạnh.Tùy theo mức độ nặng nhẹ của trẻ mà sẽ có các hoạt động khác nhau.

    5.4. Vật lý trị liệu cho trẻ chậm phát triển

    Vật lý trị liệu là phương pháp dành cho những trẻ gặp vấn đề về khả năng di chuyển. Phương pháp này giúp cải thiện kỹ năng vận động thô và cân bằng phối hợp sức chịu đựng, tạo điều kiện cho sự phát triển của các cơ và cải thiện được sức mạnh của cơ thể.

    5.5. Hướng dẫn trẻ thực hiện nhiệm vụ được giao

    Những trẻ chậm phát triển thường rất khó để hành động một việc gì đó. Vì vậy, phụ huynh cần giao cho chúng những nhiệm vụ nhỏ, từ đơn giản đến phức tạp và lặp đi lặp lại công việc thường ngày để trẻ quen dần.

    Hãy luôn động viên, khuyến khích các bạn nhỏ nếu chúng đạt được điều gì đó bằng những món quà nhỏ. Khi đó, chúng sẽ thích thú và hăng say làm việc hơn

    5.6. Giáo dục từ gia đình cho trẻ chậm phát triển

    Gia đình là một trong những yếu tố không thể thiếu trong quá trình phát triển của trẻ. Vì vậy, phụ huynh không thể nào một mặt phó thác hết cho nhà trường và trung tâm được. Nên có sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường để quá trình điều trị của trẻ trổ nên nhanh hơn và hiệu quả hơn.

    Cha mẹ nên hiểu rằng: dù dùng công nghệ tiến bộ đến mấy, thuê giáo viên dạy giỏi đến mấy, thì thứ trẻ cần nhất là sự đồng hành của phụ huynh đối với mình. Đó là yếu tố quan trọng nhất trong tất cả phương pháp chữa trị.

    Cha mẹ cần dùng những lời lẽ và cách cư xử đúng đắn vì trẻ mắc chứng chậm phát triển thường rất nhạy cảm, dễ thu mình lại. Thường xuyên kể chuyện, tâm sự với trẻ là cách tốt nhất để cải thiện.

    5.7. Đánh thức chức năng các giác quan

    Bước đầu tiên trong việc dạy trẻ chậm phát triển là đánh thức lại các chức năng cơ bản như nghe, nói, cầm, nắm, nhìn. Phụ huynh có thể luyện tập bằng các phương pháp sau:

    • Về thị giác: luyện tập cho trẻ nhìn các vật từ gần đến xa, phân biệt được màu sắc, kích thước, đặc điểm của các đồ vật, con vật.
    • Về thính giác: tập cho trẻ nghe và nhân biết các loại âm thanh từ cơ bản đến phức tạp, âm thành đó của đồ vật nào? Phát ra từ đâu?
    • Về xúc giác: thường xuyên cho trẻ cầm, nắm, sờ vào các đồ vật, con vật. Giúp trẻ phân biệt được các tính chất của đồ vật như cứng, mềm, nóng, lạnh. Đặc biệt, cần theo dõi cơ mặt của trẻ phản ứng như thế nào khi sờ vào các đồ vật đó.
    • Về khứu giác: luyện cho trẻ ngửi các mùi đặc trưng nhất và giảm dần theo từng ngày.
    • Về vị giác: theo dõi phản ứng của cơ mặt cũng như cảm xúc của trẻ khi cho ăn. Nên thử từ vụi đắng trước tiên vì đây là vị mà lưỡi con người nhạy cảm nhất, sau đó là các vị còn lại như ngọt, chua, mặn…

    6. Cách nuôi trẻ để tránh tình trạng chậm phát triển trí tuệ

    Thực hiện nghiêm túc và đầy đủ các mũi tiêm cho trẻ để giảm thiểu các bệnh truyền nhiễm gây ảnh hưởng đến não cho trẻ như sởi, thủy đậu,…

    Thường xuyên thực hiện các bài kiểm tra sàng lọc ở các tung tâm uy tín để giúp phát hiện và điều trị kịp thời những kết quả không mong muốn.

    Cách nuôi dưỡng trẻ chậm phát triển

    Cách nuôi dưỡng trẻ chậm phát triển

    • Cho trẻ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng, quan tâm đến cảm xúc của trẻ, thích ăn gì? Ghét ăn gì? Và đặc biệt là dị ứng với những món nào? Từ đó xây dựng chế độ ăn uống hợp lý hơn.
    • Cần để ý đến cảm xúc và sự phát triển của trẻ nhiều hơn để nhận ra những điểm khác biệt, thay đổi ở trẻ.
    • Thường xuyên trò chuyện, tâm sự và chơi cùng con để giúp chúng cởi mở hơn với mọi người
    • Cho trẻ tham gia nhiều các hoạt động xã hội hơn, kích thích khả năng phản ứng, xử lý tình huống.
    • Chăm sóc tiền sản đúng cách cũng giúp bảo vệ trẻ tránh khỏi việc chậm phát triển trí tuệ. Bên cạnh đó, khi mang thai, bạn nên khám thai định kỳ để chắc chắn rằng bé đang phát triển khỏe mạnh.

    Như vậy, bài viết đã hé lộ cho bạn Trẻ Chậm Phát Triển Trí Tuệ Là Gì? Phương Pháp Dạy Trẻ Hiệu Quả Nhất. Hy vọng những thông tin mà Trung tâm WElearn gia sư chia sẻ có thể giúp ích cho bạn trong việc lựa chọn phương pháp giáo dục hiệu quả nhất cho con mình

    Xem thêm các bài viết liên quan

    ? Trung tâm gia sư WElearn chuyên giới thiệu, cung cấp và quản lý Gia sư.
    ? Đội ngũ Gia sư với hơn 1000 Gia sư được kiểm duyệt kỹ càng.
    ? Tiêu chí của chúng tôi là NHANH CHÓNG và HIỆU QUẢ. NHANH CHÓNG có Gia sư và HIỆU QUẢ trong giảng dạy.