? Trung tâm gia sư WElearn chuyên giới thiệu, cung cấp và quản lý Gia sư.
? Đội ngũ Gia sư với hơn 1000 Gia sư được kiểm duyệt kỹ càng.
? Tiêu chí của chúng tôi là NHANH CHÓNG và HIỆU QUẢ. NHANH CHÓNG có Gia sư và HIỆU QUẢ trong giảng dạy.
Hai Mẹ Con Và Bà Tiên là một trong những câu truyện hay trong SGK lớp 4. Thông qua câu truyện, các bé được giáo dục sự trung thực, tấm lòng hiếu thảo với cha mẹ. Hôm nay, chúng ta cùng nhau tìm hiểu rõ hơn về câu chuyện hai mẹ con và bà tiên lớp 4và hướng dẫn cách làm bài tập này trong SGK nhé!
>>>> Xem thêm: Gia sư lớp 4
Dưới đây là ba đoạn văn được viết theo cô chuyện Hai mẹ con và bà tiên, trong đó hai đoạn đã hoàn chỉnh, còn một đoạn mới chỉ có phần mở đầu và phần kết thúc. Hãy viết tiếp phần còn thiếu.
“Ngày xưa, ở làng kia, có hai mẹ con cô bé sống trong một túp lều.
Họ phải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn.
Một hôm, người mẹ không may bị bệnh nặng. Cô bé ngày đêm chăm sóc mẹ, nhưng bệnh mẹ mỗi ngày một nặng thêm. Có người mách :
– Ở vùng bên có ông thầy thuốc giỏi chữa được bệnh này.
Cô bé nhờ bà con hàng xóm trông nom mẹ, ngày hôm ấy lên đường.
Vừa đi, cô bé hiếu thảo vừa lo mấy đồng bạc mang theo không đủ trả tiền thuốc cho mẹ. Bỗng cô thấy bên đường có vật gì như chiếc tay nải ai bỏ quên.
….
Bà lão cười hiền hậu :
– Khen cho con đã hiếu thảo lại thật thà. Ta chính là tiên thử lòng con đấy thôi. Con thật đáng được giúp đỡ. Hãy đưa ta về nhà chữa bệnh cho mẹ con.
Xây dựng cốt truyện một cô bé ngoan, hiếu thảo, và trung thực.
“Mở tay nải ra cô bé thấy có rất nhiều vàng trong đó. Nếu với số vàng này, cô bé có thể thoải mái chữa bệnh cho mẹ mà không cần phải suy nghĩ gì. Nhưng cô bé lại nghĩ nếu như người làm rớt chiếc tay nải rất cần số vàng này để làm việc quan trọng thì sao?
Kể lại truyện Hai Mẹ Con Và Bà Tiên
Cô bé băn khoăn không biết phải làm sao. Bỗng nhiên, nhìn về phía trước, cô bé thấy một cụ già đang loay hoay kiếm thứ gì đó. Cô bé nghĩ ngay nó là của bà cụ. Với tính cách nhanh nhẹn của mình, cô bé nhặt ngay chiếc tay nải lên và mang đến chỗ bà cụ:
Chiếc tay nải có vẻ nặng lại mở miệng. Ô! Những thỏi vàng lấp lánh bên trong chiếc tay nải. Cách đó không xa có một bà lão đang bước vội. Cô bé đoán bà là chủ chiếc tay nải nên chạy theo gọi và hỏi:
– Bà ơi! Bà đánh rơi chiếc tay nải này. Nó rơi xuống đường mà bà không hay biết phải không?
Mở tay nải ra, cô bé thốt lên: “Ôi, một tay nải chứa toàn tiền là tiền! Của ai đánh rơi thế nhỉ? Vậy là mình vừa có tiền mua thuốc thang cho mẹ rồi. Mẹ mình sẽ hết bệnh, sung sướng biết bao nhiêu!”
Nhưng rồi, một suy nghĩ khác lại sáng lóe trong đầu cô bé: “Người nào mất túi tiền này, chắc họ đau khổ lắm”. Biết đâu, người ta cũng đang cần một số tiền lớn để mua thuốc chữa bệnh cho người thân của họ như mình bây giờ! Đang suy nghĩ lung tung như vậy thì bỗng cô bé nhìn ra phía trước, thấy một bà già tay cầm gậy trúc bước đi chậm rãi. Cô bé đoán chắc là của bà già, bèn cầm tay nải đuổi theo bà lão.
– Cụ ơi! Chờ cháu với!
Cô bé chạy đến bên bà cụ, lễ phép hỏi:
– Thưa cụ, tay nải này có phải là của cụ không?
Ngày xưa, có 2 mẹ con nọ, gia đình rất nghèo, cô bé phải nghỉ học từ rất sớm để phụ mẹ kiếm cơm lo cho gia đình. Vào một ngày, mẹ cô bé bỗng trở bệnh nặng. Cô bé rất thương mẹ, tìm hỏi mọi thầy thuốc trong làng nhưng không ai chữa được.
May mắn thay, có một bác nông dân ở làng bên biết được chuyện đó, bác thương cô bé vừa lễ phép, vừa hiếu thảo nên đã “mách nước” cho cô bé rằng bên kia sông có một vị thầy thuốc rất giỏi. Bệnh gì ông ta cũng chữa được cả. Nhưng đường đi đến đó rất khó khăn và phải mất rất nhiều tiền để chữa.
Nghe xong cô bé như trút được nỗi lo âu của mình. Nhưng lại chợt nhớ ra, mình làm gì có nhiều tiền. Cô bé suy nghĩ mãi, bèn quyết định đập heo của mình ra, gom với số tiền ở nhà có nhưng vẫn cảm thấy ít.
Dù vậy, nhưng cô bé vẫn quyết tâm đi cho bằng được và cô mong vị thầy thuốc có thể động lòng thương trước hoàn cảnh của mình.
Sáng hôm sau, cô bé lên đường. Đi được nửa đường, bỗng nhiên thấy một chiếc tay nải ai làm rơi trước mắt mình.
Mở tay nải ra cô bé thấy có rất nhiều vàng trong đó. Nếu với số vàng này, cô bé có thể thoải mái chữa bệnh cho mẹ mà không cần phải suy nghĩ gì. Nhưng cô bé lại nghĩ nếu như người làm rớt chiếc tay nải rất cần số vàng này để làm việc quan trọng thì sao?
Cô bé băn khoăn không biết phải làm sao. Bỗng nhiên, nhìn về phía trước, cô bé thấy một cụ già đang loay hoay kiếm thứ gì đó. Cô bé nghĩ ngay nó là của bà cụ. Với tính cách nhanh nhẹn của mình, cô bé nhặt ngay chiếc tay nải lên và mang đến chỗ bà cụ:
Bà cụ vui mừng, cảm ơn và nhận lại chiếc tay nải. Lúc này, bà bỗng hóa thành một bà tiên thật phúc hậu và nói
Cô bé không tin và mắt mình nữa, vui mừng cảm ơn bà tiên liên hồi.
Sau khi được bà tiên chữa bệnh, mẹ cô bé khỏe hơn và 2 mẹ con cùng nhau sống hòa thuận đến già.
Ngày xưa, ở một làng kia, có hai mẹ con cô bé sống trong một túp lều. Họ phải làm lụng vất vả quanh năm mới đủ ăn. Một hôm, người mẹ không may bị bệnh nặng. Cô bé ngày đêm chăm sóc, nhưng mẹ mỗi ngày mỗi nặng thêm. Có người mách: “Ở tỉnh bên có ông thầy thuốc giỏi chữa được bệnh này”. Cô bé gởi mẹ nhà hàng xóm trông nom, ngay hôm ấy lên đường.
Kể lại truyện Hai Mẹ Con Và Bà Tiên
Vừa đi, cô bé hiếu thảo vừa lo mấy đồng bạc cầm theo không đủ tiền thuốc cho mẹ. Bỗng cô bé thấy bên đường có vật gì như chiếc tay nải ai bỏ quên. Cô bé bước đến, cầm lên xem.
“Ôi, một tay nải chứa toàn tiền là tiền! Của ai đánh rơi thế nhỉ? Vậy là mình vừa có tiền mua thuốc thang cho mẹ rồi. Mẹ mình sẽ hết bệnh, sung sướng biết bao nhiêu!”. Nhưng rồi, một suy nghĩ khác lại sáng lóe trong đầu cô bé: “Người nào mất túi tiền này, chắc họ đau khổ lắm”. Biết đâu, người ta cũng đang cần một số tiền lớn để mua thuốc chữa bệnh cho người thân của họ như mình bây giờ! Đang suy nghĩ lung tung như vậy thì bỗng cô bé nhìn ra phía trước, thấy một bà già tay cầm gậy trúc bước đi chậm rãi. Cô bé đoán chắc là của bà già, bèn cầm tay nải đuổi theo bà lão.
– Cụ ơi! Chờ cháu với!
Cô bé chạy đến bên bà cụ, lễ phép hỏi:
– Thưa cụ, tay nải này có phải là của cụ không?
Bà lão ngước nhìn cô bé, mỉm cười hiền hậu:
– Khen cho con đã hiếu thảo lại thật thà. Ta chính là Tiên thử lòng con đấy thôi. Con thật đáng được giúp đỡ. Hãy đưa ta về nhà chữa bệnh cho mẹ con.
Ở một thị trấn nhỏ có hai mẹ con cô bé kia sống trong một cái nhà gỗ ọp ẹp. Bà mẹ làm thuê để kiếm tiền nuôi con. Cô bé học lớp bốn chăm ngoan, hiền hậu. Công việc nặng nhọc khiến bà mẹ ngày một gầy ốm rồi ngã bệnh. cô bé hết lòng chăm sóc mẹ và thay mẹ đi làm ở chỗ mẹ cô đã làm. Vì cô sức yếu nên cô chỉ được chút tiền lương. Mẹ cô bệnh ngày một nặng. cô bé gom góp số tiền ít ỏi, ra phố mua cho mẹ thang thuốc tốt hơn. cô đi nhanh trên con đường vắng thì thấy một túi xách bị đánh rơi. Có lẽ cái túi rơi nặng nên miệng túi toác ra để lộ những xấp tiền dày cộm. cô ngẩng phắt đầu lên nhìn về phía trước chỉ thấy một bà lão chống gậy đang đi chầm chậm. Số tiền này không phải là ít – cô nghĩ thầm – rồi ôm lấy cái túi, chạy tất tả theo bà cụ:
– Bà ơi! Bà đánh rơi túi xách này.
Bà lão dừng ngay lại, đưa mắt nhìn cô có ý hỏi. cô bé thở hổn hển:
– Thưa bà, cái túi xách này là của bà, phải không ạ?
Bà lão cười hiền hậu:
– Quả con là đứa trò thật thà, hiếu thảo. Ta là tiên, chờ con ở đây để thử lòng con đó.
Bà lão đưa cho cô một gói nhỏ dặn:
– Con hòa thuốc này cho mẹ uống. Chỗ tiền này ta cho con mang về giúp mẹ mở một cửa hàng nhỏ. Con về ngay đi.
Dứt lời. Bà lão biến mất. cô quỳ xuống lạy tạ bà tiên rồi chạy như bay về nhà.
Mẹ cô khỏi bệnh và nhờ số tiền của bà tiên giúp, mở một tiệm tạp hóa, không phải làm thuê gánh mướn nữa. Hai mẹ con sống lương thiện, hạnh phúc bên nhau.
Như vậy, trung tâm gia sư WElearn đã hướng dẫn, gơi ý cho bạn cách làm bài và cách Dàn Ý Chi Tiết Bài Văn Kể Chuyện Hai Mẹ Con Và Bà Tiên Lớp 4. Hy vọng những kiến thức này sẽ giúp ích cho các bạn nhé!
Xem thêm các bài viết liên quan:
? Trung tâm gia sư WElearn chuyên giới thiệu, cung cấp và quản lý Gia sư.
? Đội ngũ Gia sư với hơn 1000 Gia sư được kiểm duyệt kỹ càng.
? Tiêu chí của chúng tôi là NHANH CHÓNG và HIỆU QUẢ. NHANH CHÓNG có Gia sư và HIỆU QUẢ trong giảng dạy.
Bài viết cùng chủ đề