Bảng Hóa Trị Lớp 8 Đầy Đủ & Cách Thuộc Nhanh

5/5 - (1 bình chọn)

Hóa trị là một trong những phần bắt buộc bạn phải nhớ khi học hóa. Vì vậy, Trung tâm WElearn gia sư đã tổng hợp lại cho bạn tất cả những thông tin liên quan đến hóa trị, đặc biệt là bảng hóa trị lớp 8. Cùng theo dõi để nắm chắc kiến thức hóa học của mình hơn nhé!

Hóa trị là gì?

Hóa trị là số lượng liên kết hóa học mà một nguyên tử có thể hình thành với các nguyên tử khác. Nó được xác định bằng số electron mà một nguyên tử có thể mất, nhận hoặc chia sẻ để đạt được cấu hình electron bền vững (thường là cấu hình của khí hiếm gần nhất).

Hóa trị của nguyên tố trong hợp chất ion được gọi là điện hóa trị, có giá trị bằng với điện tích của ion tạo thành từ nguyên tố đó.

Cách xác định hoá trị

Hóa trị của các nguyên tố được xác định theo hóa trị hóa trị đơn vị của nguyên tố Hidro (mặc định là hóa trị 1) và hóa trị của nguyên tố Oxi (mặc định là hóa trị 2).

Bảng hóa trị hóa học
Bảng hóa trị hóa học

Bảng hóa trị các nguyên tố hóa học lớp 8 đầy đủ nhất

Hóa trị của nguyên tử

Số proton Tên Nguyên tố Ký hiệu Hoá trị
1 Hiđro H I
2 Heli He
3 Liti Li I
4 Beri Be II
5 Bo B III
6 Cacbon C IV, II
7 Nitơ N II, III, IV…
8 Oxi O II
9 Flo F I
10 Neon Ne
11 Natri Na I
12 Magie Mg II
13 Nhôm Al III
14 Silic Si IV
15 Photpho P III, V
16 Lưu huỳnh S II, IV, VI
17 Clo Cl I,…
18 Argon Ar
19 Kali K I
20 Canxi Ca II
24 Crom Cr II, III
25 Mangan Mn II, IV, VII…
26 Sắt Fe II, III
29 Đồng Cu I, II
30 Kẽm Zn II
35 Brom Br I…
47 Bạc Ag I
56 Bari Ba II
80 Thuỷ ngân Hg I, II
82 Chì Pb II, IV

Hóa trị của nhóm nguyên tử

Tên nhóm Hoá trị Gốc axit Axit tương ứng Tính axit
Hiđroxit(*) (OH); Nitrat (NO3); Clorua (Cl) I NO3 HNO3 Mạnh
Sunfat (SO4); Cacbonat (CO3) II SO4 H2SO4 Mạnh
Photphat (PO4) III Cl HCl Mạnh
(*): Tên này dùng trong các hợp chất với kim loại. PO4 H3PO4 Trung bình
CO3 H2CO3 Rất yếu (không tồn tại)

Cách học bảng hóa trị lớp 8 nhanh thuộc

Kali, Iot, Hiđro

Natri với Bạc, Clo một loài

Có hóa trị I bạn ơi

Nhớ ghi cho rõ kẻo rồi phân vân

Magie, Chì, Kẽm, Thủy ngân

Canxi, Đồng ấy cũng gần Bari

Cuối cùng thêm chú Oxi

Hóa trị II ấy có gì khó khăn

Bác Nhôm hóa trị III lần

Cách học bảng hóa trị
Cách học bảng hóa trị

Ghi sâu trí nhớ khi cần có ngay

Cacbon, Silic này đây

Là hóa trị IV không ngày nào quên

Sắt kia kể cũng quen tên

II, III lên xuống thật phiền lắm thay

Nitơ rắc rối nhất đời

I, II, III, IV khi thì là V

Lưu huỳnh lắm lúc chơi khăm

Lúc II, lúc VI khi nằm thứ IV

Photpho nói tới không dư

Nếu ai hỏi đến thì ừ rằng V

Bạn ơi cố gắng học chăm

Bài ca hóa trị suốt năm rất cần

Quy tắc hóa trị cần nhớ

Quy tắc hóa trị được phát biểu như sau: “Trong phân tử có công thức hóa học xác định: tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố này bằng tích của chỉ số và hóa trị của nguyên tố kia.”

Nghĩa là, với công thức hóa học AxBy (A có hóa trị là a và B có hóa trị là B). Ta có: x.a = y.b

Vì vậy, khi ta biết được 3 trong 4 số trong công thức trên, ta có thể tìm được giá trị còn lại.

Chuyển thành tỉ lệ: x/y = b/a

Trong trường hợp chỉ biết được 2 trong 4 giá trị trên, ta lấy x = b (hoặc b’) và y = a (hoặc a’). Nếu a’, b’ là những số nguyên đơn giản hơn so với a, b.

Khi đó AxBy là công thức đơn giản nhất.

Bài tập vận dụng về Hóa Trị

Bài tập 1: Tính hóa trị của các nguyên tố

a) Nhôm trong hợp chất Al2O3

b) Sắt trong hợp chất FeO

c) Crom trong hợp chất CrO và Cr2O3

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

a) Nhôm trong hợp chất Al2O3

Gọi hóa trị của nhôm trong hợp chất là x:

Ta có hóa trị của O (II)

Theo quy tắc hóa trị.

x = 3.II => x = 3 (III) . Vậy Nhôm có hóa trị bằng III trong hợp chất Al2O3
Tương tự làm với câu b); c)

Sắt trong hợp chất FeO có hóa trị là II

Crom trong hợp chất CrO và Cr2O3 có hóa trị lần lượt là II và III

Bài tập 2. Dựa vào hóa trị các nguyên tố. Cho biết công thức hóa học nào viết sai, công thức hóa học nào viết đúng: MgCl, NaO, BaO, NaCl, AlO3, K2O, Fe2O3

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

MgCl, NaO, BaO, NaCl, AlO3, K2O, Fe2O3

Công thức viết đúng là: BaO, K2O, Fe2O3

Công thức viết sai là: MgCl (MgCl2); NaO (Na2O); AlO3 (Al2O3)

Bài tập 3. Lập công thức hóa học của các hợp chất sau:

a) C (IV) và S (II)

b) Fe (II) và O.

Đáp án hướng dẫn giải chi tiết

a) Bước 1: Công thức hóa học của C (IV) và S (II) có dạng

Bước 2: Biểu thức quy tắc hóa trị: x.IV = y.II

Chuyển thành tỉ lệ:

Bước 3: Công thức hóa học cần tìm là: CS2

b) Công thức hóa học của Fe(III) và O có dạng:

Biểu thức quy tắc hóa trị: x.III = y.II

Chuyển thành tỉ lệ:

Chọn x = 2, y = 3

Công thức hóa học cần tìm là: Fe2O3

Như vậy, WElearn đã tổng hợp Tất Tần Tật Về Bảng Hóa Trị lớp 8. Hy vọng những kiến thức mà bài viết chia sẻ có thể giúp bạn học tốt môn Hóa học hơn. Chúc bạn thành công nhé!

Nếu bạn đang phân vân giữa việc chọn gia sư dạy Hóa tại nhà hay học hóa tại trung tâm, hãy cân nhắc kỹ lưỡng về ưu điểm và nhược điểm của mỗi phương pháp. Việc học tại nhà với gia sư sẽ giúp các em tiết kiệm thời gian và công sức đi lại. Các em không cần phải di chuyển đến trung tâm, mà gia sư sẽ đến tận nhà để dạy theo lịch rảnh của các em. Điều này giúp các em có thể tận dụng thời gian học tập một cách hiệu quả hơn. Với hình thức dạy kèm 1-1, các em sẽ được học theo nhu cầu riêng của mình. Gia sư có thể tập trung vào những khái niệm hoặc bài tập mà các em cảm thấy khó khăn, giúp các em hiểu rõ hơn và nắm vững kiến thức của từng nội dung bài học. 

Trung tâm gia sư WElearn tự hào là địa chỉ tin cậy cung cấp gia sư Hóa văn hàng đầu cho các em học sinh và quý phụ huynh. Hãy gọi ngay cho WElearn để đặt lịch hẹn với gia sư miễn phí!

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

liên hệ Liên hệ